Da mặt bị ngứa, sần sùi gây tổn thương da ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và nếu xử lý không đúng cách, tình trạng này sẽ càng khiến da tổn thương nghiêm trọng. Da mặt bị ngứa sần sùi phải làm sao sẽ được bài viết dưới đây giải đáp chi tiết.
Da mặt bị ngứa sần sùi là như thế nào?
Biểu hiện: Da mặt bị ngứa sần sùi có thể dễ dàng nhận biết qua một số dấu hiệu khác nhau như:
– Da khô, thô ráp, da bong tróc nhìn thấy rõ
– Các mảng da bị sưng phồng, nổi đỏ như mề đay
– Bề mặt da có các đốm đỏ, nốt sần dễ dàng quan sát
– Da mặt bị ngứa khó chịu từng cơn hoặc ngứa liên tục, khi cào gãi trên da có thể làm cho bạn đau rát.
Nguyên nhân khiến cho da mặt bị ngứa sần sùi
- Da khô, thiếu nước: Nếu cơ thể không bổ sung đủ nước, bề mặt da sẽ bị khô và là một phần khiến da bạn sần sùi, nẻ mẩn đỏ..
- Dị ứng thực phẩm và thuốc: Một số người bị dị ứng thuốc, món ăn hải sản hoặc các thực phẩm khác tùy theo cơ địa gây ngứa đỏ cho da.
- Côn trùng cắn: Các loại côn trùng như Muỗi, rệp, chấy rận hoặc ve (ghẻ) đốt cũng có thể gây ra các cơn ngứa kéo dài và không thể kiểm soát.
- Dị ứng mỹ phẩm: Sử dụng mỹ phẩm chứa các hoạt chất kích ứng hoặc nền da nhạy cảm gây ra tình trạng ngứa, dị ứng và khiến da khô ráp.
- Khí hậu: Thời tiết giao mùa hoặc gió lạnh là vấn đề nhiều người gặp phải theo mùa. Tình trạng này khiến da mất cân bằng độ ẩm, khô da, thậm chí bị ngứa da mặt.
- Căng thẳng: Rối loạn nội tiết tố, cơ thể bị stress căng thẳng cũng có thể là nguyên nhân làm cho da mặt nổi mẩn, khô tróc sần sùi.
Da mặt bị ngứa sần sùi cũng có thể cho thấy bạn gặp phải một số bệnh lý về da
- Nổi mề đay: Nổi mề đay phát triển do các chất gây dị ứng như thực phẩm, mỹ phẩm hoặc tự phát. Triệu chứng mề đay phát ban đỏ ở tay chân, toàn thân và cũng không lây truyền cho người khác.
- Viêm da tiếp xúc: Tình trạng da khá phổ biến do tiếp xúc với các đồ vật hoặc đồ dùng cá nhân (sơn móng tay, dầu gội, mủ cao su, các chất niken ở đồ trang sức..)
- Bệnh chàm da: Bệnh chàm da mặt có thể khiến da bị ngứa sần sùi kèm theo loạt biểu hiện như da khô, đỏ, bong tróc, ngứa ngáy khó chịu, thậm chí khiến bạn mệt mỏi, mất ngủ.
- Bệnh vẩy nến: Xuất hiện do hoạt động hệ miễn dịch, tiền sử gia đình hoặc nhiều yếu tố khác như thời tiết, nhiễm trùng, thuốc lá.. Bệnh khiến da nổi nhiều mảng đỏ, đóng vảy phủ vảy bạc gây khó chịu.
Ngoài ra, tình trạng da mặt ngứa sần sùi cũng đến từ việc chăm sóc da chưa đúng cách, gây bít tắc lỗ chân lông, phát triển thành mụn gây ngứa sần sùi trên bề mặt.
Da mặt bị ngứa sần sùi phải làm sao để hết?
Tránh xa tác nhân gây dị ứng da
Nếu da bị ngứa và sần sùi do dị ứng, bạn cần nắm được các tác nhân và hạn chế tiếp xúc với các chất gây kích ứng (phấn hoa, mỹ phẩm, niken,..) tránh việc da bị sần ngứa nghiêm trọng hơn.
Bạn cũng cần dọn dẹp sạch sẽ môi trường ngủ, làm sạch ga gối đều đặn để da không bị tiếp xúc với vi khuẩn lâu ngày gây ra mụn, ngứa bề mặt.
Các thực phẩm dễ dị ứng như hải sản cũng cần hạn chế.
Nếu cần thiết, bạn có thể sử dụng máy hút ẩm trong phòng ngủ để kiểm soát độ ẩm, tránh tình trạng da kích ứng. Ngược lại, nếu trong điều kiện thời tiết hanh khô, bạn nên dùng máy tạo độ ẩm để duy trì độ ẩm lý tưởng cho nền da.
Điều trị da sần ngứa bằng thuốc
Nếu nguyên nhân da mặt bị sần ngứa do dị ứng, ngoài việc phòng tránh các tác nhân, bạn nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn và kê thuốc, giảm ngứa và điều trị hiệu quả. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc kháng histamin chống dị ứng. Bác sĩ cũng sẽ đưa ra các khuyến nghị thay đổi lối sống giúp bạn hạn chế bệnh tái phát.
Thuốc điều trị tại chỗ thường gặp:
- Genatreson
- Gentrisone
- Kedermfa
- Calamine
- Hydrocortisone
Tùy thuộc vào tổn thương mà bác sĩ chỉ định thuốc bôi ngoài da thích hợp như nhóm kháng Histamin thế hệ 2:
- Terfenadin
- Mizolastine
- Acrivastin
- Loratadin
- Cetirizin
Chườm lạnh làm dịu da
Việc chườm mặt bằng khăn lạnh giúp làm mát và giảm cảm giác da khô rát, khó chịu. Không nên để đá tiếp xúc trực tiếp với da gây bỏng lạnh, bạn nên chườm đá trong khăn sạch hoặc dụng cụ chườm chuyên dụng.
Dùng kem dưỡng ẩm
Dùng kem dưỡng ẩm da mặt là một giải pháp cực kỳ hiệu quả cho các trường hợp da mặt bị ngứa sần sùi do điều kiện thời tiết hoặc khô tróc gây ngứa. Hãy chọn các sản phẩm giàu dưỡng, lành tính, không chứa các thành phần gây kích ứng mạnh như hương liệu, cồn, paraben..
>> Xem thêm: Hướng dẫn dùng kem dưỡng ẩm đúng cách dành cho bạn
Hạn chế gãi, cào mạnh
Da mặt bị ngứa sần sùi phải làm sao – hãy hạn chế thói quen cào, gãi mạnh. Dù khó chịu nhưng bạn vẫn phải chú ý không cào gãi khiến da bị lở loét thêm.
Thay vào đó, bạn cần chú trọng đến quá trình giữ cho nền da sạch sẽ, thường xuyên dưỡng ẩm và bảo vệ da khỏi tác hại tia UV ánh nắng mặt trời. Việc duy trì làn da ẩm mượt, sạch sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, từ đó cải thiện tình trạng ngứa, sần sùi.
Uống đủ nước mỗi ngày
Một trong những cách hiệu quả để cải thiện tình trạng da mặt ngứa khô sần sùi là việc duy trì thói quen uống đủ nước, từ 1.5-2 lít mỗi ngày. Điều này rất quan trọng vì da không chỉ cần được chăm sóc từ bên ngoài mà còn duy trì độ ẩm từ bên trong. Khi cơ thể được cấp đủ nước, tế bào da sẽ được nuôi dưỡng, từ đó giúp cải thiện tình trạng sần sùi, bong tróc, khô ráp.
Giảm căng thẳng
Da mặt bị ngứa sần sùi phải làm sao – giảm căng thẳng stress cũng là một giải pháp điều tiết tình trạng này. Bạn nên dành thời gian cho bản thân để giảm bớt lo âu và căng thẳng, chú trọng lối sống lành mạnh, cân bằng sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn.
Nên duy trì thói quen ngủ đủ giấc, ăn đủ dinh dưỡng và tham gia các hoạt động thể dục thể thao đều đặn. Những việc này không chỉ tốt cho sức khỏe nói chung mà còn giảm căng thẳng, từ đó cải thiện tình trạng da nổi sần kích ứng.
>> Có thể bạn quan tâm: 3 điều cần biết khi da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa
Chăm sóc, bảo vệ da cẩn thận
Khi da mặt bị ngứa & sần sùi, việc chăm sóc bảo vệ da cẩn thận là rất quan trọng. Trước hết, bạn cần làm sạch da để tránh sự tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn, bã nhờn.. Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ, cân bằng độ pH và không làm khô da, chỉ nên rửa mặt 2 lần/ngày.
Ngoài ra, cần chú trọng việc che chắn cẩn thận khi ra ngoài, tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp… Điều này sẽ ngăn ngừa các tác động làm cho da xấu đi.
Với trường hợp da mặt bị sần ngứa do bệnh lý, bạn cần tới các cơ sở da liễu chuyên khoa để được hỗ trợ thăm khám và điều trị theo phác đồ chuẩn y khoa, giảm biến chứng hoặc triệu chứng về sau.
Cách ngăn ngừa da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa
Ngoài việc áp dụng các liệu pháp điều trị da mặt sần ngứa kể trên, bạn cần chú ý đến các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa như sau:
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và protein hoa quả tươi, rau xanh, cá, thịt lợn, ngũ cốc nguyên hạt,… để tăng cường đề kháng dưới da và mô liên kết.
- Tránh thực phẩm dễ gây kích ứng hoặc có hại cho da như đồ ăn nhiều muối, đường, thực phẩm cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn..
- Vệ sinh da mặt đúng cách bằng các sản phẩm lành tính, tránh chứa chất tẩy rửa mạnh hoặc nước quá nóng.
- Hạn chế gãi hoặc chà xát da mặt khiến bề mặt da tổn thương nặng nề.
- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, luôn che chắn cẩn thận khi ra ngoài.
- Thăm khám bác sĩ nếu da có xu hướng bị nặng hơn, lan rộng vùng ngứa.
Xem thêm: Dị ứng da mặt có nguy hiểm không? Xử lý ra sao?
Da mặt bị ngứa sần sùi phải làm sao đã được bài viết chia sẻ, hy vọng đã giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc da hàng ngày. Tình trạng dị ứng hay nổi sần ngứa có thể được khắc phục nhanh hơn nếu bạn sớm phát hiện và xử lý đúng cách. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm lời khuyên từ chuyên gia, vui lòng liên hệ 093 770 6666.