Phòng Khám Quốc Tế Mega Gangnam

Cách chữa da mặt bị ngứa theo từng nguyên nhân

Da mặt bị ngứa bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân mà bạn có thể theo dõi để xử lý. Tuy nhiên, với một số trường hợp, tình trạng kéo dài với các biểu hiện bất thường kèm theo, bạn cần phải thăm khám với bác sĩ và có hướng điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ là gợi ý chi tiết giúp bạn hiểu rõ về tình trạng ngứa da mặt. 

Nguyên nhân khiến bạn bị ngứa da mặt

Yếu tố cơ địa làn da 

Mỗi làn da lại phản ảnh một yếu tố cơ địa, nền da khác nhau của mỗi người. Nhiều trường hợp da mặt bị ngứa xuất phát từ nguyên nhân liên quan trực tiếp tới làn da như:  

Da mặt bị khô da trong mùa lạnh, da bị thiếu ẩm dẫn tới cảm giác ngứa ngáy khó chịu. 

– Nổi mề đay không chỉ có vùng da trên cơ thể mà mặt cũng gặp rất nhiều. Triệu chứng này xuất hiện ở vùng mặt cũng là nguyên nhân dẫn tới cảm giác ngứa. 

– Da mặt bị mụn dẫn tới phản ứng viêm sưng đỏ, da mặt cũng dễ bị kích ứng dẫn đến cảm giác ngứa.  

Da mụn rất dễ bị kích ứng và ngứa 
Da mụn rất dễ bị kích ứng và ngứa

–  Một số người có cơ địa và làn da nhạy cảm dễ bị kích ứng hơn những người khác. Khi da mặt càng nhạy cảm thì cảm giác bị ngứa da càng nhiều nếu tiếp xúc với các tác nhân bên ngoài. 

– Lão hóa da: Bước vào tuổi trung niên, quá trình lão hóa diễn ra khiến lớp màng lipid bảo vệ cấu trúc da bị suy giảm khiến da bị mất nước, khô ráp, mỏng manh, nhiều nếp nhăn. Ngứa có thể xảy ra nhưng không nổi mẩn.

Các tác nhân khác 

 Ngay cả khi bạn sở hữu làn da khỏe mạnh thì nhiều tác nhân bên ngoài cũng có thể khiến da bị ngứa như: 

– Các loại côn trùng tự nhiên làm kích ứng da mặt, tồn tại ở vật nuôi, ký sinh trùng.. 

–  Một số trường hợp, da mặt bị ngứa khi bạn bị kích ứng với thuốc. Một sốloại thuốc có tác dụng phụ gây ngứa da mặt như: thuốc Allopurinol dùng cho người mắc bệnh gout, thuốc lợi tiểu, ức chế men chuyển, thuốc giảm đau và thuốc Simvastatin điều trị cholesterol cao. 

Tình trạng ngứa da mặt gặp phải khi bạn sử dụng thuốc 
Tình trạng ngứa da mặt gặp phải khi bạn sử dụng thuốc

– Đối với phụ nữ, ngứa mặt còn là triệu chứng dễ gặp phải trong thời kỳ thay đổi nội tiết tố. 

– Một số người bị dị ứng da mặt do mỹ phẩm, thời tiết, thực phẩm hoặc các tác nhân như nấm mốc, phấn hoa, mạt bụi.. 

– Nếu bạn không biết cách vệ sinh da mặt, trên da tích tụ nhiều tế bào chết, tình trạng ngứa ngáy cũng khó rất dễ gặp phải. Ngoài ngứa da, mặt cũng xuất hiện các biểu hiện mụn ẩn liti hoặc mụn trứng cá. 

Da mặt bị ngứa do mắc bệnh lý

Ngứa da mặt cũng có thể là một triệu chứng của bệnh lý về da mà có thể bạn chưa biết, cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý từ bên trong cơ thể như: 

– Các bệnh lý về da liễu phổ biến khiến da bị ngứa như: thủy đậu, viêm nang lông, vảy nến, hắc lào, zona thần kinh…  

– Nếu bạn bị ngứa trên da kéo dài, bạn có thể bị một số bệnh lý tiềm ẩn liên quan tới gan thận, tuyến giáp hoặc máu. Thậm chí một số người bị bệnh tiểu đường cũng có thể bị ngứa. Có tới 40% người bị thận mắc chứng ngứa trên da mãn tính, 69% bệnh nhân xơ gan nguyên phát bị ngứa.  

>> Xem thêm: Vì sao bạn nên cấp ẩm cho da mặt hàng ngày?

Làm gì khi da mặt bị ngứa? 

Da mặt ngứa chắc chắn sẽ gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt và ngoại hình của bạn. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể chữa trị tại nhà hoặc sử dụng thuốc điều trị phù hợp khác theo chỉ định bác sĩ.

Cách chữa da mặt bị ngứa tại nhà thường thấy 

Với cách chữa da mặt bị ngứa tại nhà, bạn không nên nóng vội. Theo các bác sĩ Da liễu, ngay cả khi ngứa mặt khó chịu bạn cũng không nên gãi. Khi gãi, móng tay có thể làm tổn thương lớp biểu bì và kích thích phản ứng viêm khiến cho cảm giác ngứa càng thêm nặng hơn. Ngoài ra, nếu da bị trầy xước, đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây viêm da nặng hơn. 

Đối với các nguyên nhân ngứa từ tác nhân môi trường thì bạn hoàn toàn có thể tìm cách khắc phục tại nhà được như: 

Giữ gìn vệ sinh da: 

– Rửa mặt bằng nước mát

– Thay chăn ga gối đệm khi phát hiện các tác nhân kích ứng này còn tồn tại xung quanh phòng ngủ, nơi sinh hoạt,.. 

– Để làm dịu cảm giác ngứa, bạn có thể đắp bông tẩy trang đã thấm nước lạnh lên mặt hoặc chườm lạnh (dưới 10 phút). Thay vì gãi ngứa, hãy vỗ nhẹ lên da mặt để cảm giác ngứa dễ chịu hơn. Lưu ý không dùng tay tiếp xúc trực tiếp lên da. Thời gian này bạn cũng nên hạn chế việc dùng hóa mỹ phẩm.

Cách chữa da mặt bị ngứa tại nhà bằng các cách làm dịu phù hợp 
Cách chữa da mặt bị ngứa tại nhà bằng các cách làm dịu phù hợp

Chăm sóc da bị ngứa bằng mỹ phẩm phù hợp

– Sử dụng các mặt nạ làm dịu tự nhiên khác như trà xanh, mật ong, dưa leo.. 

– Nguyên nhân ngứa do mỹ phẩm, bạn cần ngưng sử dụng mỹ phẩm đến khi da hồi phục hoàn toàn hoặc đổi các loại mỹ phẩm phù hợp hơn. 

– Nếu da mặt bị ngứa vì khô, thiếu ẩm bạn có thể khắc phục thông qua việc tăng cường uống nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây. Nên chọn các dòng kem dưỡng ẩm sâu, nhất là chuyên biệt cho điều kiện thời tiết hanh khô để giảm nguy cơ ngứa da do thời tiết. 

Sử dụng thuốc để điều trị vùng da mặt bị ngứa

Tùy theo nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng khi làn da bị ngứa mà bạn có thể sử dụng thuốc để điều trị. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đi khám để được bác sĩ kê đơn, không nên tự ý sử dụng. Qua khai thác tiền sử, xét nghiệm dị nguyên dị ứng hoặc xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc thường được dùng trị ngứa da mặt bao gồm: 

  • Thuốc kháng histamin: Nhóm thuốc ức chế histamin – một chất gây dị ứng trong cơ thể, làm giảm nhanh các triệu chứng ngứa da, nổi mẩn. Thuốc kháng histamin dùng để uống hoặc bôi ngoài da. 
  • Kem bôi ngoài da: Các loại kem bôi này chứa các thành phần làm dịu da, giảm viêm, ngứa và cung cấp độ ẩm, thường bôi trực tiếp lên da tại vị trí ngứa. 
  • Thuốc chứa corticoid: Nhóm thuốc có tác dụng chống nhiễm khuẩn, kháng viêm mạnh, được dùng cho các trường hợp viêm da nặng và giảm sưng, ngứa, đau hiệu quả. 
  • Hydrocortisone dạng bôi: Corticoid nhẹ được dùng để điều trị viêm da nhẹ tới trung bình. 
Sử dụng thuốc điều trị để giảm cảm giác ngứa, bạn nên sử dụng sau khi được thăm khám với bác sĩ. 
Sử dụng thuốc điều trị để giảm cảm giác ngứa, bạn nên sử dụng sau khi được thăm khám với bác sĩ.
  • Thuốc ức chế miễn dịch không steroid: Nhóm thuốc giảm viêm bằng cách ức chế hệ thống miễn dịch. Thuốc được dùng cho các trường hợp viêm da mãn tính và kê đơn theo từng trường hợp để được điều trị. 
  • Thuốc kháng sinh: Một số trường hợp, da bị nhiễm khuẩn bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng sinh hỗ trợ điều trị nhiễm trùng. 
  • Da mặt bị ngứa có thể do các bệnh lý đặc biệt khác, nếu đồng thời bạn thấy các biểu hiện khác trong cơ thể hoặc ngoài da, nên tìm hiểu nguyên nhân và điều trị cụ thể. 

Các trường hợp da bị ngứa theo từng cơn, dữ dội, đi kèm nhiều triệu chứng khác như sốt, đổ mồ hôi đem.. bạn nên kịp thời  thăm khám và điều trị tại cơ sở y tế. 

Trên đây là những thông tin cần biết giúp bạn hiểu rõ về tình trạng da mặt bị ngứa và cách điều trị phù hợp. Để biết thêm thông tin tư vấn về các giải pháp chăm sóc da phù hợp khác, vui lòng liên hệ 093 770 6666!