Da mặt khô bong tróc là tình trạng da liễu thường gặp, gây ảnh hưởng lớn đến ngoại hình và sự tự tin của nhiều người. Hiện tượng này thường xảy ra khi da mất đi độ ẩm tự nhiên hoặc lớp bảo vệ da bị tổn thương, dẫn đến tình trạng khô căng và bong tróc khó chịu. Bài viết dưới đây của Mega Gangnam sẽ cung cấp các thông tin quan trọng và tìm được giải pháp phù hợp để bảo vệ làn da khỏe đẹp lâu dài.
Những nguyên nhân khiến da mặt bị khô bong tróc
Hiện tượng da mặt khô bong tróc là biểu hiện của sự suy yếu hàng rào lipid tự nhiên có vai trò bảo vệ da. Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
Ảnh hưởng của yếu tố về môi trường
- Thời tiết lạnh và khô: Vào mùa đông, độ ẩm không khí xuống thấp, gió lạnh làm da mất nước, dẫn đến hiện tượng khô căng và bong tróc.
- Tiếp xúc nhiều với máy lạnh hoặc máy sưởi: Những thiết bị này có cơ chế hút ẩm trong không khí, khiến da dễ mất bị mất nước hơn.
- Tác động của tia UV: Ánh nắng mặt trời không chỉ làm da cháy nắng, tổn thương sâu mà còn làm giảm khả năng giữ nước, làm da bong tróc.
Những sai lầm trong quy trình chăm sóc da
- Rửa mặt quá mức hoặc sử dụng sản phẩm không phù hợp: Sữa rửa mặt chứa cồn, chất tẩy rửa mạnh, hoặc dùng nước nóng đều làm mất đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ da.
- Không cấp ẩm đầy đủ: Việc không dưỡng ẩm đầy đủ hoặc sản phẩm không phù hợp khiến cho da dễ bị khô căng, đặc biệt ở các vùng nhạy cảm như quanh mũi và miệng.
- Lạm dụng tẩy tế bào chết: Việc tẩy da chết quá thường xuyên, nhất là các sản phẩm dạng vật lý khiến lớp biểu bì cũ mới không kịp tái tạo, làm da trở nên yếu và dễ bong tróc.
Ảnh hưởng của sức khỏe và dinh dưỡng
- Thiếu nước: Uống không đủ nước hàng ngày khiến cơ thể mất nước, giảm hoạt động chức năng của các tế bào, dẫn đến tình trạng khô da.
- Thiếu chất dinh dưỡng: Thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin A, E, C và các acid béo làm suy giảm khả năng giữ ẩm tự nhiên.
- Rối loạn nội tiết tố: Sự thay đổi hormone một cách thường xuyên, đột ngột trong giai đoạn dậy thì, mang thai hoặc mãn kinh có thể làm da khô hơn.
Da mặt khô bong tróc do bệnh lý da liễu
- Eczema, viêm da dị ứng: Đây là những bệnh lý da mãn tính (khó có thể điều trị khỏi hoàn toàn), làm tổn thương hàng rào bảo vệ da kéo dài.
- Vảy nến: Căn bệnh da liễu có các phản ứng bất thường, chẳng hạn như: bong tróc da thành từng mảng lớn, kèm theo ngứa ngáy và đỏ rát.
Khám phá ngay: Da mặt bị sần: Nguyên nhân và cách chăm sóc
Cách chăm sóc da khô bong tróc hiệu quả tại nhà
Chăm sóc đúng cách sẽ giúp giảm tình trạng khô ráp, bong tróc và khôi phục làn da khỏe mạnh (nếu không liên quan đến bệnh lý). Dưới đây là những bước chăm sóc chi tiết mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà, trong chu trình làm đẹp hàng ngày:
Bước 1: Làm sạch da nhẹ nhàng
Tẩy trang bằng dung dịch phù hợp, sau đó sử dụng sữa rửa mặt (dịu nhẹ, không chứa xà phòng, cồn, hoặc hương liệu) để làm sạch da. Khi rửa mặt, nên dùng nước ấm (30 – 35 độ), không massage quá lâu (chỉ 30 giây để tránh khiến da tróc vảy, mất nước thêm.
Bước 2: Tăng cường dưỡng ẩm sâu
+ Sử dụng Toner cấp ẩm, không cồn giúp làm dịu da và chuẩn bị da sẵn sàng cho việc hấp thụ dưỡng chất từ các bước chăm sóc tiếp theo.
+ Chờ đợi 3 – 5 phút rồi thoa một lớp Serum lỏng nhẹ, cấp ẩm tầng sâu hơn (chứa hyaluronic acid, niacinamide hoặc peptide) để giảm khô tróc tức thì.
+ Muốn dưỡng ẩm lâu dài, cần dùng thêm kem dưỡng ẩm (sau bước dùng serum), có kết cấu đậm đặc hơn với các thành phần như ceramide, squalane, hoặc bơ hạt mỡ để khóa ẩm hiệu quả.
Bước 3: Bảo vệ da khỏi tác nhân gây hại
Dù ở trong nhà hoặc không ra ngoài vào giờ cao điểm, bạn vẫn cần dùng kem chống nắng phổ rộng với SPF từ 30 trở lên (khuyến nghị 50+) nhằm ngăn ngừa tia UV và tránh làm tổn thương da. Nếu phải ra ngoài trời lạnh hoặc môi trường khô hanh, hãy che chắn cơ thể bằng trang phục dày, khẩu trang, mũ, hoặc khăn quàng.
Những lưu ý khi chăm sóc da mặt khô bong tróc:
- Hạn chế rửa mặt quá nhiều lần, chỉ áp dụng tối đa 2 lần mỗi ngày (sáng và tối) để tránh làm mất cân bằng độ ẩm, tăng tiết dầu nhờn.
- Không cạo hoặc bóc lớp da bong tróc vì điều này có khả năng gây tổn thương da và dẫn đến nhiễm trùng.
- Tránh sử dụng mỹ phẩm không phù hợp (chứa cồn, acid tẩy tế bào chết mạnh, retinol…) trong giai đoạn da mặt bị tróc vảy, có biểu hiện khô nứt.
Bài viết liên quan: Hướng dẫn chăm sóc da mặt đúng cách tại nhà với 7 bước cơ bản
Các dấu hiệu da mặt khô bong tróc cần gặp bác sĩ
Trong một số trường hợp, việc tự chăm sóc tại nhà không đủ để khắc phục tình trạng da khô bong tróc. Khi gặp các dấu hiệu dưới đây, bạn nên tìm đến bác sĩ da liễu để được tư vấn:
Da khô bong tróc kèm ngứa, đỏ hoặc sưng viêm
Hiện tượng này có thể là dấu hiệu của các bệnh lý da liễu mãn tính và tương đối nghiêm trọng như eczema, viêm da tiếp xúc hoặc nhiễm trùng.
Da không cải thiện dù đã dưỡng ẩm đúng cách
Nếu bạn đã áp dụng các biện pháp chăm sóc nhưng da vẫn khô và bong tróc kéo dài, rất có thể da bạn đang bị tổn thương nghiêm trọng hoặc gặp các vấn đề nội tiết.
Xuất hiện các vết nứt nẻ rạn da, chảy máu
Da quá khô dẫn đến tình trạng nứt nẻ, chảy máu, làm mất khả năng bảo vệ của lớp màng tự nhiên, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
Bong tróc thành từng mảng dày, kích thước lớn
Khi da mặt bong tróc đi kèm triệu chứng mệt mỏi, sốt cao hoặc các phản ứng bất thường khác, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay vì có thể liên quan đến bệnh lý toàn thân như lupus.
Đau rát, sưng tấy và cảm giác nóng rát trên da
Những dấu hiệu này cho thấy hàng rào bảo vệ da đã bị tổn thương nghiêm trọng, cần được can thiệp y tế chuyên sâu để trị liệu và tránh biến chứng.
Có thể bạn quan tâm: Cách chữa da mặt bị ngứa theo từng nguyên nhân
Tình trạng da mặt khô bong tróc không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu của sức khỏe làn da. Việc hiểu rõ nguyên nhân, chăm sóc đúng cách và nhận biết khi nào cần gặp bác sĩ là chìa khóa để duy trì làn da khỏe mạnh, mịn màng. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc chăm sóc da khô bong tróc, đừng ngần ngại liên hệ Hotline: 093.770.6666 của Mega Gangnam để được các chuyên gia hỗ trợ tận tình và nhanh chóng!