Phòng Khám Quốc Tế Mega Gangnam

3 điều cần biết khi da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa

Tình trạng da mặt bị ngứa, sưng, đỏ.. sau khi ăn một thực phẩm hay sử dụng một sản phẩm dưỡng da nào đó có thể là dấu hiệu của da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa. Tìm hiểu ngay biểu hiện và nguyên nhân cụ thể giúp bạn chủ động hơn trong việc điều trị cũng như phòng ngừa tình trạng này. 

Biểu hiện và nguyên nhân da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa 

Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa chính là một tình trạng da mặt phản ứng mạnh với một chất gây kích ứng hoặc dị ứng. Khi tiếp xúc với chất này, nó khiến da trở nên sưng to, đỏ, ngứa và nổi thành các đốm sần sùi và ngứa. 

Da dị ứng sần ngứa do dùng mỹ phẩm: Việc sử dụng mỹ phẩm trang điểm, skincare không phù hợp chính là yếu tố hàng đầu khiến da bị kích ứng, dẫn tới tình trạng sẩn ngứa: 

Bạn sẽ thấy da phát ban, nổi sần và ngứa ran, chảy nhiều nước mát thậm chí da bong tróc, sưng môi.   

Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa đến từ nhiều nguyên nhân 
Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa đến từ nhiều nguyên nhân

Da mặt bị dị ứng do nổi sần ngứa theo mùa (thời tiết): Tình trạng này cũng là vấn đề mà rất nhiều người gặp phải, dễ gặp nhất vào mùa xuân với các triệu chứng: Chảy nước mắt, ngứa, sưng đỏ da và nghiêm trọng hơn bạn có thể bị viêm kết mạc dị ứng ở mắt. 

Dị ứng với động vật & côn trùng: Dễ thấy nhất ở các loại động vật như chó mèo rất dễ khiến bạn bị dị ứng nổi sần ngứa trên mặt. Trong một số trường hợp, bạn sẽ bị phát ban và khó chịu. 

Viêm da tiếp xúc: Đây là một dạng kích ứng da phổ biến, xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên, chẳng hạn như xà phòng, bột giặt, nhựa cây.. Bất kỳ vùng da nào tiếp xúc với dị nguyên đều xuất hiện các phản ứng dị ứng như nổi mề đay, phát ban đỏ. 

Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa do dị ứng thực phẩm: Không ít người sau khi ăn thực phẩm bị dị ứng, phát ban nổi sẩn ngứa. Vùng da mặt cũng là vùng da dễ nhìn thấy các biểu hiện dị ứng này nhất. 

Da mặt dị ứng do thuốc: Vùng da trên cánh tay hoặc da mặt bị dị ứng sưng phù là biểu hiện thường thấy của dị ứng với thuốc tây. Thậm chí một số người còn gặp phải tình trạng nghiêm trọng hơn như rối loạn nhịp tim hay khó thở.  

Dị ứng nổi sần ngứa do bệnh chàm: Các vùng da sưng đỏ, kết vảy do bệnh chàm có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể nhưng tập trung nhiều ở mặt, cổ gây ra biểu hiện ngứa. 

>> Quan tâm: Vì sao mặt đột nhiên nổi nhiều mụn? Hướng điều trị

Làm gì khi da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa?

Khi da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa, bạn có thể áp dụng một hoặc đồng thời các cách sau để giảm triệu chứng, hồi phục da tốt hơn. 

Tránh các tác nhân gây dị ứng

Các yếu tố gây kích ứng da xuất hiện bất cứ khi nào xung quanh bạn như thực phẩm, mỹ phẩm, phấn hoa, bụi bẩn, lông chó mèo.. Khi phát hiện mình bị dị ứng, việc quan trọng đầu tiên là nên ngay lập tức tránh xa các yếu tố này. Điều này sẽ giúp bạn ngăn chặn tình trạng da mặt nổi sần ngứa và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng hơn có thể xảy ra. Luôn tránh xa các tác nhân dễ khiến bạn dị ứng kể trên. 

Không chà xát lên bề mặt da

Mặc dù khị da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa rất khó chịu, nhưng theo bác sĩ Da liễu Phạm Thu Phương, việc cào hoặc gãi mạnh da mặt có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vì thế, bạn nên hạn chế tối đa hành động này. Thay vào đó, đảm bảo da sạch sẽ, dưỡng ẩm tối đa và dùng kem chống nắng để bảo vệ da. 

Sử dụng sản phẩm dưỡng dịu nhẹ

Dưỡng ẩm cho da là một phần cực kỳ quan trọng trong việc giữ cho da duy trì độ ẩm, trở nên căng bóng và ngăn ngừa nguy cơ lão hóa sớm. Nếu bạn lo lắng về việc làm sao khi da bị ngứa dị ứng thì có thể dùng các sản phẩm dưỡng ẩm nhẹ, không hương liệu từ các thương hiệu uy tín để giảm khô và kích ứng. 

Dưỡng da đủ ẩm, không chà xát mạnh lên bề mặt da 
Dưỡng da đủ ẩm, không chà xát mạnh lên bề mặt da hạn chế da kích ứng

Chườm lạnh vùng da ngứa sần

Để giảm ngứa da, nổi mẩn, bác sĩ Thu Phương (Mega Gangnam) gợi ý cho bạn cách chườm khăn lạnh lên vùng da bị ngứa 5-10 phút. Ngoài ra, bạn có thể thử đắp mặt bằng bột yến mạch để làm dịu ngứa. Cách này cũng áp dụng được cho người bị thủy đậu, nổi mề đay, cháy nắng (Học viện Da liễu Hoa Kỳ). 

Các chuyên gia cũng khuyên rằng nên duy trì đủ độ ẩm trong không khí. Nếu mùa đông da bạn dễ bị khô, chàm thì nên dùng máy tạo độ ẩm để giữ cho không khí trong nhà luôn ẩm mát.  

Đi khám chuyên khoa da liễu

Khi da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa với dấu hiệu gia tăng, ảnh hưởng đến cả ngoại hình lẫn sinh hoạt của bạn thì việc đi khám da liễu là cực kỳ cần thiết. Nó cũng đến từ nguyên nhân bệnh lý da liễu, vì thế bạn nên tư vấn điều trị với bác sĩ chuyên khoa để cải thiện tình trạng này một cách nhanh chóng nhất. 

Dùng thuốc chống dị ứng

Các loại thuốc điều trị dị ứng đa dạng giúp làm dịu vùng da dị ứng và giảm triệu chứng rõ ràng, tuy nhiên bạn cũng không nên tự ý sử dụng mà nên tham khảo với các bác sĩ hoặc chuyên gia có kinh nghiệm. 

Thuốc kháng histamin: Đây là các loại thuốc giảm ngứa, nổi mẩn đỏ nhanh chóng kháng histamin: Cetirizin, Promethazin hydroclorid, Loratadin.

Thuốc bôi ngoài da chứa corticoid: có khả năng chống nhiễm khuẩn, kháng viêm mạnh chỉ nên dùng trong trường hợp bệnh nặng. Một số loại thuốc chứa corticoid Dexamethasone, Prednisolone, Gentrisone, chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết. 

Thuốc ức chế miễn dịch: Là loại thuốc được dùng khi bệnh nhân không đáp ứng được những loại thuốc kể trên. Cyclosporine, Mycophenolate, hoặc Tacrolimus.. thường thấy nhất. 

Sử dụng các loại thuốc dị ứng để giảm triệu chứng 
Sử dụng các loại thuốc dị ứng để giảm triệu chứng

Lưu ý chăm sóc da mặt dị ứng nổi sần ngứa  

– Việc gãi có thể làm tổn thương da và viêm nhiễm gia tăng tình trạng ngứa nên bạn cần lưu ý kỹ không gãi vùng da bị dị ứng. 

– Hạn chế chạm tay lên vùng da đang nổi sần ngứa vì tay của bạn chứa nhiều vi khuẩn có thể làm tăng tình trạng ngứa tồi tệ hơn.

– Không nên ăn các thực phẩm có khả năng gây dị ứng, điều này làm giảm nguy cơ gây kích ứng da, kiểm soát tình trạng ngứa da và mẩn đỏ.  

– Ưu tiên hơn các loại mỹ phẩm lành tính, không nên dùng mỹ phẩm quá cũ, quá hạn để tránh tổn thương da.  

– Vệ sinh, chăm sóc da bằng nước sạch, không quá nóng, dưỡng ẩm đều đặn. 

– Chọn sản phẩm phù hợp với nền da, dịu nhẹ, không hương liệu và chất tạo màu..  

>> Xem thêm: Dị ứng da mặt có nguy hiểm không? Xử lý thế nào?

Thông qua những chia sẻ về tình trạng da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa trên đây, mong rằng bạn đã có thêm kiến thức để chăm sóc làn da một cách phù hợp. Để biết thêm thông tin chi tiết về các liệu trình chuyên sâu về da, vui lòng liên hệ 093 770 6666