Viêm da tiết bã ở mặt không gây hại nghiêm trọng cho cơ thể nhưng lại có các biểu hiện gây mất thẩm mỹ, khó chịu cho người mắc phải. Cách điều trị viêm da tiết bã sẽ đến từ cả lối sống sinh hoạt và cách chăm sóc da của mà bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết.
Biểu hiện viêm da tiết bã ở mặt là gì?
Viêm da tiết bã ở mặt xuất hiện ở những vùng da có nhiều tuyến bã nhờn. Đây là một dạng tổn thương trên da do rối loạn tuyến bã nhờn hoặc sự tăng sinh quá mức của nấm men. Bệnh cũng xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhiều ở trẻ sơ sinh, người ở độ tuổi ngoài 30.
Về biểu hiện
Ở trẻ nhỏ: Viêm da tiết bã xuất hiện chủ yếu ở trẻ 0-3 tuổi với các biểu hiện da xuất hiện các mảng dày, cứng, màu vàng nhạt. Mảng da có thể bong tróc và ửng đỏ khiến trẻ khó chịu.
Ở người lớn: Viêm da tiết bã có xu hướng biểu hiện rõ ở mặt, ngực và phía sau tai.
– Nổi các nốt ban màu đỏ hoặc hồng trên da;
– Da có tình trạng bong vảy màu trắng;
– Da mặt khô sần khó chịu;
– Da tiết nhiều dầu và sờ có cảm giác nhờn dính
Mật độ ửng đỏ, bong vảy và nhờn dính sẽ tùy theo từng tình trạng bệnh cũng như cơ địa mỗi người. Nhiều người bị ở cánh mũi, có người bị 2 bên má hoặc lông mày. về cơ bản, viêm da tiết bã không lây từ người này sang người khác nhưng có cảm giác ngứa, khó chịu và căng rát. Bệnh dễ tái phát vào thời điểm da bị mất nước, lạnh khô hoặc da khô.
Nguyên nhân nào gây ra viêm da tiết bã ở mặt?
Theo các bác sĩ, viêm da tiết bã ở mặt hiện vẫn chưa có nguyên nhân chính xác nhưng sẽ có các tác nhân cụ thể liên quan đến tình trạng bệnh.
Nhiễm nấm hoặc vi khuẩn: Bã nhờn tích tụ chính là điều kiện thuận lợi dẫn tới bùng phát nấm men Malassezia và vi khuẩn P.acne trên mặt. Quá trình này kích thích hệ miễn dịch phản ứng bất thường và gây ra tình trạng viêm da tiết bã.
Yếu tố di truyền: Đa số những người mắc bệnh thường có tiền sử người thân cũng từng bị. Trong số trẻ nhỏ bị viêm da tiết bã, khoảng 40% trường hợp bố/mẹ đã từng gặp phải.
Tình trạng da nhờn: Cơ địa da nhờn sẽ dễ bị viêm da tiết bã hơn so với các loại da khác. Nguyên nhân là bởi da tiết nhiều dầu dẫn tới tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Lượng dầu tiết trên da quá mức kích thích nấm men phát triển và viêm da.
Sự tác động của thời tiết: Viêm da tiết bã có xu hướng tái phát và nặng hơn vào mùa đông. Nguyên nhân là vì thời tiết đặc biệt vào mùa hanh khô làm cho da mất nước, suy giảm sức đề kháng và làm nghiêm trọng hơn tình trạng bong tróc. Trong khi mùa hè, da được cung cấp đủ ẩm sẽ cải thiện được triệu chứng của bệnh.
Các yếu tố nguy cơ khác: Nam giới thường mắc tỷ lệ bệnh cao hơn nữ giới do ảnh hưởng của hormone (theo NCBI). Ngoài ra những người bị mắc chứng trầm cảm, động kinh, bệnh Parkinson, HIV/AIDS, vẩy nến.. dễ bị mắc viêm da tiết bã hơn bình thường. Các trường hợp dùng thuốc ức chế miễn dịch, chứa kháng sinh, hay corticoid làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
>> Xem thêm: Da mặt bị nẻ mẩn đỏ: Nguyên nhân và cách điều trị kịp thời
Điều trị viêm da tiết bã ở mặt bằng cách nào?
Biện pháp chung
– Thăm khám với bác sĩ để hiểu rõ về tình trạng da đang gặp phải và thói quen chăm sóc da phù hợp.
– Xác định các yếu tố lối sống có thể thay đổi làm giảm nhẹ triệu chứng, ví dụ chế độ sinh hoạt lành mạnh giảm nguy cơ da ngứa rát, trong khi tình trạng stress căng thẳng lại làm tình trạng da nặng hơn.
- Dưỡng ẩm da thường xuyên bằng các sản phẩm dịu nhẹ giúp làm sạch vảy bong, điều tiết bã nhờn, làm mềm da.
- Giữ da luôn sạch sẽ, khô thoáng không nên tiếp xúc với môi trường đổ nhiều mồ hôi hoặc dầu nhờn trên da
- Vệ sinh da với nước thường xuyên làm sạch vảy bong và giảm tiết dầu thừa, làm dịu vùng da ngứa.
- Không dùng các sản phẩm sữa rửa mặt có độ pH cao và chứa nhiều thành phần có khả năng kích ứng.
- Ăn uống điều độ bổ sung vitamin khoáng chất, tránh căng thẳng.
Các biện pháp cụ thể
Việc điều trị viêm da tiết bã vùng mặt thường bao gồm một số phương pháp sau đây.
- Thuốc tiêu sừng: Là các sản phẩm dạng thuốc dùng để loại bỏ vảy khi cần thiết, ví dụ như axit salicylic, axit lactic, urê , propylene glycol.
- Thuốc chống nấm tại chỗ: dùng để giảm nấm men Malassezia như ketoconazole hoặc dầu gội và/hoặc kem ciclopirox. Lưu ý, một số chủng Malassezia có thể kháng thuốc chống nấm nhóm azole. Lúc này, bạn có thể thử kẽm pyrithione hoặc selen sunfua.
- Corticosteroid dạng bôi nhẹ: được dùng trong 1–3 tuần để giảm viêm, giảm triệu chứng ngứa rát trong đợt bùng phát cấp tính.
- Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ: (kem pimecrolimus, thuốc mỡ tacrolimus) chủ yếu được chỉ định nếu cần phải sử dụng corticosteroid tại chỗ thường xuyên vì chúng ít gây ra tác dụng phụ lên da mặt nếu phải dùng lâu dài.
- Thuốc kháng nấm: Pirolam, Nizoral Cream, Ciclopirox Cream… chủ yếu điều trị các loại nấm men, vi khuẩn là tác nhân gây viêm da tiết bã.
Trong những trường hợp kháng thuốc ở người lớn, có thể khuyến cáo dùng itraconazole đường uống, kháng sinh chứa tetracycline hoặc các liệu pháp quang trị liệu. Isotretinoin dạng uống liều thấp cũng được chứng minh là có hiệu quả đối với bệnh nặng hoặc trung bình.
Điều trị bệnh bằng liệu pháp ánh sáng: Chỉ định cho các trường hợp viêm da tiết bã ở mặt đã nặng, dùng thuốc nhưng kém hiệu quả. Các bước sóng ánh sáng tác động trực tiếp lên da bị viêm, ức chế sự phát triển của nấm và giảm tình trạng viêm. Đây cũng là cách để ngăn chặn sự lan rộng của viêm da tiết bã kiểm soát bã nhờn cho da thông thoáng hơn.
>> Xem thêm: Cách chữa da mặt bị ngứa dựa trên từng nguyên nhân
Viêm da tiết bã ở mặt có thể tự hết không?
Tình trạng viêm da tiết bã ở mặt dễ bị tiến triển mãn tính, dai dẳng kéo dài và tái phát trở lại. Hầu hết các trường hợp bị viêm da tiết bã nhờn sẽ không tự khỏi nếu bạn không chăm sóc đúng cách và không được can thiệp bằng y khoa.
Vì thế, bạn nên gặp bác sĩ da liễu khi thấy các biểu hiện bất thường, tình trạng da nặng hơn. Việc tự ý dùng thuốc không theo chỉ định đôi khi khiến bệnh nặng hơn hoặc bị kéo dài.
Mong rằng các thông tin cơ bản về biểu hiện, nguyên nhân hay cách chữa trị viêm da tiết bã ở mặt trên đây đã giúp bạn có thêm phương hướng để chăm sóc làn da tốt hơn. Nếu muốn tham khảo thêm thông tin, vui lòng liên hệ tới đội ngũ chăm sóc của Mega Gangnam, hotline 093 770 6666!