Da mặt bị ngứa châm chích không chỉ gây khó chịu mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề tiềm ẩn liên quan đến sức khỏe và làn da. Hiện tượng này có thể xuất phát từ những nguyên nhân đơn giản như dị ứng mỹ phẩm, thay đổi thời tiết, hoặc nghiêm trọng hơn như các bệnh lý tự miễn… Nếu bạn đang gặp phải tình trạng châm chích, ngứa ngáy và chưa biết phải làm thế nào, hãy cùng theo dõi bài viết này để được hướng dẫn chi tiết!

Da mặt bị ngứa châm chích có phải bệnh lý hay không?
Trên thực tế, làn da của chúng ta, đặc biệt là vùng mặt tiếp xúc trực tiếp với môi trường, thiết bị, vật dụng nên có thể bị ngứa nhẹ trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, nếu tình trạng ngứa đi kèm với cảm giác châm chích kéo dài thì có khả năng liên quan đến bệnh lý hoặc một số vấn đề như sau:
Các vấn đề về da liễu
- Dị ứng mỹ phẩm: Nếu da bạn quá nhạy cảm với hóa chất và thường xuyên gặp phải tình trạng này sau khi dùng mỹ phẩm, hiện tượng châm chích ngứa rát có thể xảy ra. Tình trạng này phổ biến hơn cả khi dùng mỹ phẩm trang điểm, mỹ phẩm skincare có chứa cồn, dầu khoáng, hương liệu, chất bào mòn mạnh…
- Viêm da tiếp xúc: Điều kiện môi trường sống ngày càng khắc nghiệt, tình trạng ô nhiễm trở nên nghiêm trọng khiến làn da của chúng ta dễ bị viêm nhiễm hơn, Nếu bạn có biểu hiện đỏ da, ngứa ngáy, tróc vảy hay bất kỳ phản ứng nào sau khi tiếp xúc các yếu tố bên ngoài, nguyên nhân có thể đến từ sự tiếp xúc bất thường với môi trường.
- Viêm da cơ địa (Eczema): Viêm da cơ địa là một bệnh lý mãn tính khởi phát từ rất sớm. Hiện nay các chuyên gia vẫn đang tích cực nghiên cứu về nguyên nhân gây loại bệnh này. Biểu hiện nhận biết Eczema có thể kể đến như: khô da, ngứa ngáy, châm chích, nổi mụn nước bất thường, xuất hiện các mảng đỏ tròn,…
- Viêm nang lông: Trường hợp hiện tượng da châm chích, ngứa ngáy xuất hiện ở vùng da chữ T, khi bị đổ mồ hôi nhiều, đi kèm cảm giác đỏ rát, hình thành các nốt sần (hoặc chứa mủ), bạn có khả năng đang mắc phải các bệnh lý viêm nhiễm ở nang lông.
- Da bị mụn: Tình trạng mụn là vấn đề mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải, nhưng phổ biến hơn cả trong độ tuổi dậy thì, thay đổi nội tiết tố, thiếu sự chăm sóc. Dấu hiệu đặc trưng khi bị mụn là có nốt sẩn, chứa nhân (nhân cứng hoặc dịch mủ), gây ngứa ngáy, dễ lây lan, có thể châm chích (đối với mụn viêm).
Phản ứng với môi trường
- Thay đổi thời tiết: Một số bạn có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng với thời tiết cũng thường xuyên trải qua cảm giác da mặt và một số khu vực da có biểu hiện khô căng, ngứa rát, châm chích, nổi mẩn khi trở trời, có gió mùa về, độ ẩm thay đổi.
- Tác động từ ánh nắng mặt trời: Tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời và không có biện pháp bảo vệ gây cháy nắng (đau rát, châm chích), thậm chí là bỏng da. Điều này kéo theo rất nhiều tác động tiêu cực về sau như: nám tàn nhang, ung thư da…
Đọc thêm: Dị ứng da mặt thời tiết phải làm sao? 5+ cách khắc phục hiệu quả
Các bệnh lý tiềm ẩn
- Nhiễm khuẩn: Một số trường hợp cơ thể nhiễm khuẩn, nhiễm nấm ngoài những triệu trứng viêm nhiễm bên trong, một số người còn có biểu hiện ngứa ngáy, mẩn đỏ, xuất hiện mụn nước, châm chích, lở loét da…
- Bệnh thần kinh: Các rối loạn thần kinh bất thường như viêm da thần kinh, bệnh zona có thể gây ra cảm giác châm chích và đau rát ở nhiều vùng trên cơ thể (những nơi dây thần kinh chạy dọc qua).
Khuyến nghị chung: Hiện tượng da mặt bị ngứa và châm chích vô cùng phổ biến, đôi khi đi kèm với các dấu hiệu bất thường khác. Vì vậy, nếu tình trạng này kéo dài, gây khó chịu và không thuyên giảm, cần đến ngay cơ sở y tế để xác định nguyên nhân và có hướng xử lý kịp thời.
Khám phá ngay: 3 điều cần biết khi da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa
Làm thế nào khi da mặt bị ngứa và châm chích?

Cảm giác ngứa ngáy châm chích trên da mặt nếu không nghiêm trọng (hiện tượng thoáng qua, mức độ nhẹ), có thể áp dụng một số bước xử lý tại nhà trước khi thăm khám với các bác sĩ da liễu. Cụ thể như sau:
Bước 1: Ngưng tiếp xúc toàn bộ với các yếu tố có nguy cơ
Điều này có nghĩa là bạn cần ngừng sử dụng mỹ phẩm, thuốc, thực phẩm đang sử dụng ngay tại thời điểm xuất hiện các dấu hiệu bất thường trên da. Đồng thời, tránh xa môi trường, động vật, hoa cỏ, hóa chất… ngay lập tức.
Bước 2: Làm sạch ngay vùng da có biểu hiện bất thường
Cảm giác ngứa ngáy châm chích có thể thôi thúc chúng ta dùng tay, các vật dụng khác để gãi ngứa. Điều này có thể khiến tình trạng da thêm nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, hãy dùng nước lọc đóng chai hoặc nước muối sinh lý để lau rửa vùng mặt.
Bước 3: Dùng sản phẩm phù hợp để làm dịu da mặt
Nếu bạn vẫn còn có cảm giác khô căng, nóng rát, châm chích trên da mặt và muốn làm dịu ngay. Có thể cân nhắc sử dụng các loại gel dưỡng da thuần chay chứa lô hội, hoa cúc, rau má để thoa nhẹ nhàng tại những vị trí đang kích ứng.
Bước 4: Sử dụng thuốc hoặc kem bôi theo khuyến nghị
Thực tế thì cảm giác ngứa ngáy thường không giảm bớt nếu chỉ áp dụng các cách làm dịu cơ bản như trên. Vì vậy, một số trường hợp các bác sĩ có thể kê đơn sử dụng các loại thuốc theo toa có chứa thành phần giảm ngứa, chống viêm bổ sung.
Không thể bỏ lỡ: 9 bước xử lý gấp khi da mặt bị nổi mụn nước và ngứa
Điều trị da mặt bị ngứa châm chích như thế nào?

Các phương pháp xử lý mà chúng tôi đã đề cập ở trên thường mang tính tạm thời và không thể điều trị dứt điểm tình trạng da mặt ngứa châm chính, nhất là khi liên quan đến bệnh lý. Do đó, bạn đọc cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để tiến hành soi da, kiểm tra, thực hiện xét nghiệm. Tùy vào từng nguyên nhân cụ thể mà các bác sĩ sẽ đề xuất hướng trị liệu phù hợp nhất.
- Khi bị dị ứng hoặc viêm da tiếp xúc: Trường hợp này các bác sĩ có thể kê đơn sử dụng thuốc kháng histamin, kem bôi chống viêm, kem bôi chứa kẽm, các thành phần phục hồi như vitamin B5…
- Viêm da cơ địa hoặc bệnh lý da mãn tính: Sử dụng thuốc bôi chứa Corticoid, các loại thuốc đường uống, một số biện pháp trị liệu chuyên sâu phức tạp hơn tùy vào mức độ phát triển của bệnh.
- Nhiễm trùng da: Tùy vào việc nhiễm trùng do vi khuẩn hay nấm mà các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc uống, thuốc bôi phù hợp. Ngoài ra, cần áp dụng các biện pháp hỗ trợ về sau nếu có nguy cơ để lại sẹo.
- Bệnh thần kinh: Điều trị bằng thuốc giảm đau thần kinh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thần kinh, kết hợp thuốc bôi chuyên biệt ngoài da để kiểm soát các triệu chứng bên ngoài.
Khuyến nghị đọc thêm: Da mặt bị ngứa sần sùi kéo dài nhiều ngày phải làm sao để hết?
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp cho bạn đọc những thông tin sơ bộ về nguyên nhân và hướng xử lý, điều trị khi da mặt bị ngứa châm chích. Nếu bạn đang gặp vấn đề này hoặc có bất kỳ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay với Phòng khám Mega Gangnam qua hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ trực tiếp.