Phòng Khám Quốc Tế Mega Gangnam

9 bước xử lý khi da mặt bị nổi mụn nước và ngứa

Da mặt bị nổi mụn nước và ngứa ngày khó chịu có thể bắt đầu từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu bạn vẫn chưa biết xử lý tình trạng này như thế nào thì bài viết dưới đây sẽ giúp ích cho bạn chi tiết. 

Nguyên nhân da mặt bị nổi mụn nước và ngứa 

Da mặt bị nổi mụn nước và ngứa đến từ nguyên nhân nào? Nguyên nhân của tình trạng này có thể đến từ các bệnh lý hoặc thói quen chăm sóc da chưa đúng cách. 

Nguyên nhân bởi một số bệnh lý

  • Viêm nang lông: Tổn thương da do quá trình vệ sinh da sai cách, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo. Khi đó, vi khuẩn và các loại nấm tấn công mạnh mẽ tạo ra viêm nang lông, viêm nhiễm, sưng đau, nếu không điều trị sớm rất khó phục hồi. 
  • Nhiễm khuẩn khiến da mặt bị ngứa và nổi mụn: Một số bệnh lý trực tiếp như sởi, thủy đậu, nhiễm trùng da, nhiễm trùng nang lông cũng có thể làm cho da mặt ngứa và nổi mụn. Nguyên nhân là vì nội tiết tố thay đổi hoặc vi khuẩn tấn công gây bít tắc lỗ chân lông. 
  • Zona thần kinh: Bệnh xuất hiện các mảng đỏ trên da chứa dịch và dễ vỡ, kèm theo triệu chứng đau nhức ngứa rát. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới mắt, thính giác, viêm phổi.. 
  • Bệnh tổ đỉa: Mặt bị nổi mụn nước và ngứa dưới da có thể là bệnh lý của tổ đỉa. Người bệnh cần điều trị sớm, kết hợp chế độ sinh hoạt khoa học để điều trị khỏi căn bệnh này. 
Da mặt bị nổi mụn nước và ngứa có thể do các bệnh lý liên quan 
Da mặt bị nổi mụn nước và ngứa có thể do các bệnh lý liên quan

Nguyên nhân do nền da dị ứng và cách chăm sóc 

  • Vệ sinh da không đúng cách: Điều này làm cho lỗ chân lông bị bít tắc gây mụn. Bạn nên chú ý rửa mặt và tẩy trang kỹ mỗi ngày.
  • Da mặt quá khô: Da mặt khô ảnh hưởng tới hoạt của tuyến bã nhờn. Khi lỗ chân lông bị bít tắc rất dễ gây ra mụn và làm cho da ngứa, nổi mụn nước. 
  • Dị ứng với thời tiết: Viêm da do dị ứng thời tiết có thể khiến da nhạy cảm hơn, bị nổi mụn nước và ngứa xuất hiện nhiều vào thời điểm mùa khí hậu thay đổi đột ngột. 
  • Dị ứng với mỹ phẩm: Dùng mỹ phẩm hết hạn, kém chất lượng, chứa nhiều thành phần kích ứng.. khiến da mặt nổi mụn nước và ngứa. Bạn nên chú ý chọn mỹ phẩm tương thích với da để tránh hậu quả không mong muốn. 
  • Dị ứng thực phẩm: Không may ăn phải các thực phẩm khiến da bị dị ứng, bạn rất dễ gặp hiện tượng da mặt bị nổi mụn nước và ngứa. 
  • Môi trường bị ô nhiễm: Ô nhiễm nguồn nước, bụi bẩn, môi trường độc hại là những tác nhân không nhỏ khiến da mặt bị ngứa, nổi mụn nước và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. 

9 Bước xử lý tình trạng da mặt bị nổi mụn nước và ngứa 

 Để xử lý tình trạng da mặt nổi mụn nước kèm theo ngứa đỏ rát, bạn nên thực hiện các bước sau:

  1. Ngưng sử dụng sản phẩm khiến da kích ứng

Nếu bạn có nghi ngờ về các sản phẩm chăm sóc da, mỹ phẩm hoặc tiếp xúc với hóa chất lạ nên dừng ngay lập tức. Việc da nổi mụn nước và ngứa có thể là phản ứng với các thành phần gây kích ứng.  

  1. Rửa mặt nhẹ nhàng

Nên dùng nước sạch và ấm, không dùng nước quá nóng vì điều này có thể làm tăng khả năng da kích ứng. Ngoài ra, bạn cũng nên dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa hương liệu, cồn hay các hóa chất mạnh. Với mụn nước nhiều và ngứa, chỉ nên dùng dung dịch sát khuẩn. 

Làm sạch da nhẹ nhàng sẽ giúp da không bị viêm nhiễm 
Làm sạch da nhẹ nhàng sẽ giúp da không bị viêm nhiễm
  1. Chườm lạnh để làm dịu da

Chườm lạnh có thể giúp giảm cảm giác ngứa và làm dịu bề mặt da.

  • Chỉ cần dùng một chiếc khăn sạch, ngâm vào nước lạnh và vắt nhẹ
  • Đắp lên vùng da bị mụn nước giữ trong 10-15 phút. 
  • Lặp lại cách chườm mặt từ 2-3 lần mỗi ngày. 
  1. Sử dụng kem (gel) làm dịu da

Nên sử dụng các thành phần kem có chứa gel lô hội có khả năng làm dịu và chống viêm, giúp giảm ngứa, làm lành mụn nước. 

Kem chứa kẽm oxide để làm khô các mụn nước và giúp làm dịu da bị kích ứng. 

Kem dưỡng ẩm dịu nhẹ không chứa hương liệu, cồn không gây bít tắc lỗ chân lông và da không bị khô. 

>> Quan tâm: Da mặt bị nhiễm corticoid phải làm gì để khắc phục? 

  1. Dùng thuốc chống dị ứng 

Với các tình trạng da ngứa nhiều, nổi mụn nước do các phản ứng dị ứng, bạn có thể kết hợp dùng thuốc kháng histamine như loratadine, cetirizine để giảm ngứa. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần có sự chỉ định hoặc tham khảo từ bác sĩ kê đơn. 

  1. Không gãi hoặc chạm vào mụn nước

Việc gãi có thể làm tình trạng ngứa nặng hơn và dễ gây nhiễm trùng, vì mụn nước có thể bị vỡ dẫn tới việc da tổn thương, để lại sẹo. Nên rửa tay sạch trước khi chạm vào da mặt để tránh bị lây nhiễm vi khuẩn.  

Không nên gãi tổn thương mụn nước gây ra sẹo hoặc viêm nhiễm trên bề mặt da
Không nên gãi tổn thương mụn nước gây ra sẹo hoặc viêm nhiễm trên bề mặt da
  1. Kiểm tra nguyên nhân tiềm ẩn

Mụn nước và ngứa có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau và nếu tình trạng da vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên xem xét một số nguyên nhân tiềm ẩn như dị ứng thức ăn hoặc thuốc, chàm da mặt hoặc nhiễm trùng (virus/ vi khuẩn).. để có hướng điều trị phù hợp. 

  1. Tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu

Da nổi mụn nước có thể để lại cả sẹo nếu bạn không biết cách chăm sóc, vì thế các chuyên gia khuyên bạn nên tìm gặp bác sĩ da liễu. Bác sĩ có thể xác định nguyên nhân cụ thể, đề xuất phương pháp điều trị phù hợp như: 

  • Kem chống viêm hoặc steroid: Vai trò giảm viêm và ngứa.
  • Thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng virus: Nếu nguyên nhân các mụn nước do nhiễm trùng gây ra.
  • Sử dụng kem kháng Histamin không kê đơn (dùng theo ý kiến tham khảo bác sĩ), không nên dùng kem chứa corticoid vì thành phần này cần tuân thủ sự chỉ định từ bác sĩ, tránh làm mỏng da. 
  • Cân nhắc sử dụng kem Hydrocortisone hoặc một số sản phẩm làm dịu da không kê đơn như Calamine. Nếu tình trạng da vẫn có dấu hiệu xấu đi, bạn cần ngưng sử dụng, thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ ngay lập tức. 
Một số sản phẩm thuốc được dùng tùy theo thể trạng da bị mụn nước 
Một số sản phẩm thuốc được dùng tùy theo thể trạng da bị mụn nước

Tại các cơ sở y tế, trường hợp da mặt bị nổi mụn nước và ngứa nghiêm trọng, có dấu hiệu viêm, bác sĩ sẽ giúp bạn kê các loại thuốc tác dụng mạnh như: 

  • Thuốc Hydrocortisone hoặc kem kháng Histamin kê theo toa.
  • Thuốc ức chế miễn dịch không chứa steroid (Calcineurin).
  • Thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc ức chế tái hấp thu Serotonin, vai trò chống ngứa và hỗ trợ giấc ngủ vào ban đêm.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện liệu pháp quang trị liệu bằng tia cực tím.

  1. Chăm sóc da sau khi mụn nước lành

Khi mụn nước đã lành, bạn cần chú trọng vào việc giữ ẩm, bảo vệ da để tránh tình trạng tái phát. Nên dùng kem dưỡng ẩm thường xuyên nhưng không gây kích ứng, không tiếp xúc với các tác nhân dị ứng. 

>> Xem thêm: 5+ thuốc trị nấm da mặt bôi ngoài da hiệu quả

Phòng ngừa tình trạng da mặt bị nổi mụn nước và ngứa về sau 

  • Bạn nên duy trì chế độ ăn và sinh hoạt lành mạnh như uống nhiều nước nhằm thanh lọc cơ thể, giữ ẩm da; ăn nhiều rau xanh trái cây để cung cấp vitamin và chất chống oxy hóa cho da khỏe đẹp; ngủ đủ giấc để giảm căng thẳng. 
  • Hạn chế ăn các đồ ăn hải sản và đồ ăn cay nóng, không nên uống rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích.
  • Rửa mặt bằng sữa rửa mặt nhẹ nhàng ưu tiên sản phẩm tự nhiên lành tính
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp, nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ hoặc người có chuyên môn để chọn sản phẩm phù hợp.
  • Kiểm tra kỹ thành phần không chứa chất kích ứng có trong sản phẩm trước khi sử dụng
  • Vứt bỏ các mỹ phẩm đã mở nắp từ sau 6 đến 12 tháng dễ làm thay đổi tính chất của sản phẩm và gây hại cho da.

Tốt nhất, với các trường hợp da mặt bị nổi mụn nước và ngứa kèm theo những dấu hiệu bất thường bạn nên sớm thăm khám điều trị theo đúng phác đồ từ bác sĩ để tránh phát sinh rủi ro không mong muốn. Vùng da mặt lại là vùng rất nhạy cảm hãy chăm sóc cẩn thận tránh tình trạng sẹo sau điều trị sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ. Nếu cần tư vấn thêm các thông tin hỗ trợ từ chuyên gia, bạn vui lòng liên hệ 093 770 6666.