Phòng Khám Quốc Tế Mega Gangnam

Da mặt bị nhiễm corticoid phải làm sao khắc phục? 

Tình trạng da mặt nhiễm corticoid là tình trạng da bị tổn thương, viêm nhiễm mãn tính do tích tụ chất độc corticoid trong thời gian dài. Vậy da mặt bị nhiễm corticoid phải làm sao để điều trị và tái tạo da bình thường trở lại, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời. 

Các cấp độ da mặt nhiễm corticoid

Corticoid hay còn gọi là Corticosteroid hoặc Glucocorticoid, chúng thuộc nhóm kháng viêm có chứa steroid. Thực tế, nhiều người đã biết tới thành phần này dạng kem, thuốc mỡ hoặc thậm chí là thuốc tiêm, uống.. với công dụng chính là kháng viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. 

Tuy nhiên, tác dụng phụ của hoạt chất này có thể gây ra tình trạng phù nề, giữ nước hoặc mất cân bằng chuyển hóa lipid. Sử dụng sai nồng độ, kéo dài thời gian có thể gây ra biến chứng như teo da, rạn da, mất đi hàng rào bảo vệ da tự nhiên (da dễ mụn, tổn thương, tăng sắc tố..) 

Biểu hiện của nền da các cấp độ khi da mặt bị nhiễm corticoid
Biểu hiện của nền da các cấp độ khi da mặt bị nhiễm corticoid

Các chuyên gia da liễu phân loại 5 cấp độ chính của da mặt bị nhiễm corticoid

  • Cấp độ 1: Da khô bong tróc: Đây là mức tổn thương nhẹ nhất, người dùng chỉ dùng trong thời gian ngắn với nồng độ thấp. Biểu hiện của cấp độ này da có độ sần nhẹ, râm ran ngứa tại vùng da thoa. 
  • Cấp độ 2: Viêm da cấp tính: Da chính thức bắt đầu bị nhiễm độc, xuất hiện các hiện tượng hoại tử. Dấu hiệu da nổi bong bóng nước như bị bỏng, tổn thương lan rộng. Nếu bong bóng vỡ, da đau nhức, mưng mủ nhiễm trùng. Da tổn thương sần đỏ kéo dài, thâm sạm nếu không được điều trị. 
  • Cấp độ 3: Giãn mạch máu: Sử dụng corticoid thời gian dài (>1 năm) có thể gây ra tổn thương sâu tới mao mạch dưới da. Da luôn đỏ rực, nóng ran, mặt khác da bị căng tức, phù nề do hiện tượng trữ nước trong da, kèm theo cảm giác châm chích. 
  • Cấp độ 4: Viêm da tăng tiết nhờn, mụn ồ ạt: Cấp độ nặng của da nhiễm corticoid là da bóng nhày, kèm mụn sưng to, luôn nóng đỏ, rát, thậm chí cảm giác như bị châm chích. 
  • Cấp độ 5: Viêm da kích thích: Da mặt bị nhiễm corticoid độc cao nhất biểu hiện là da luôn đau nhức, bỏng rát kể cả không chạm vào. Hoặc người bệnh cũng có thể thấy da khô dần, bong tróc, đóng vảy, mụn nước xuất hiện cùng dấu hiệu nhiễm trùng & hoại tử. 

Da nhiễm corticoid thường liên quan chính đến việc dùng mỹ phẩm giá rẻ, sản phẩm chứa corticoid như kem trộn, rượu thuốc. Các sản phẩm trộn nhiều hóa chất như kháng sinh, kháng viêm, lưu huỳnh, Tretinoin, Hydroquinone, Glutathione… không theo một công thức cụ thể. Do đó, khi sử dụng một thời gian không kiểm soát sẽ để lại các biến chứng kể trên. 

>> Xem thêm: Ủ trắng da mặt có tốt không? Lưu ý cần biết

Da mặt bị nhiễm corticoid phải làm sao hồi phục? 

Da mặt bị nhiễm corticoid phải làm sao để hồi phục? Việc ngừng sử dụng steroid tại chỗ (mức độ trung bình đến cao) có thể gây ra tình trạng cai corticosteroid tại chỗ cấp tính. Điều này dẫn tới những thay đổi nhất định thậm chí da nổi sần nhiều hơn, khó chịu, đau rát nhiều từ vài ngày đến vài tháng, da của bạn sẽ dần trở lại tình trạng bình thường nhưng quá trình phục hồi có thể chậm.

Thích nghi dần với việc không dùng corticoid

Bắt đầu từ việc giãn cách từ từ thời gian sử dụng sản phẩm chứa corticoid để da dần thích nghi với việc không dùng corticoid, từ đó da dần khỏe hơn. Nếu bạn đột ngột dừng sản phẩm, da sẽ ồ ạt xuất hiện các vết nám, mụn mủ, mụn đỏ.. gây khó khăn hơn cho việc điều trị. 

Bạn nên giãn dần thời gian dùng cho tới khi không dùng nữa: từ cách nhau 1 ngày, 2 ngày, 1 tuần và dừng lại. Thời gian giảm số lần bôi từ 1-2 tuần tùy theo thời điểm cũng như sức khỏe làn da của bạn. 

Làm sạch da mặt

Dù da có bị nhiễm corticoid hay không thì bước làm sạch da mặt cũng là bước quan trọng cần duy trì hàng ngày. Nó sẽ giúp bạn loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa và giữ cho da mặt luôn sạch sẽ. 

Làm sạch da mặt là bước quan trọng để da không tiếp tục bị tổn thương 
Làm sạch da mặt là bước quan trọng để da không tiếp tục bị tổn thương

Tuy nhiên, làn da nhiễm corticoid sẽ rất yếu và nhạy cảm, bạn không nên rửa mặt nhiều lần, chỉ sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ. Nếu da bị tổn thương quá nặng, nên dùng nước muối sinh lý để rửa mặt nhẹ nhàng.

Dưỡng da

Nếu da bạn đang bị khô, bong tróc thì hãy chú trọng việc dưỡng ẩm da. Thoa kem dưỡng ẩm từ 2-3 lần một ngày, nên chọn sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên hoặc chuyên biệt dành cho da nhạy cảm, tùy theo hương liệu và chất tạo mùi.

Các sản phẩm gợi ý dưỡng da phục hồi cho da từng nhiễm corticoid:

  • Kem dưỡng tái tạo phục hồi Atopalm Intensive Moisturizing Cream
  • Phục hồi dưỡng ẩm La Roche-Posay Cicaplast Levres
  • Vichy Minéral 89
  • Fixderma Moisturizing Cream
  • Phục hồi hàng rào da Ceradan Hydra Hydrating Moisturiser

Lăn kim – peel da

Lăn kim và peel da là 2 phương pháp điều trị da nhiễm corticoid được sử dụng. Tuy nhiên, bạn cần thực hiện thực hiện khéo léo bởi bác sĩ, tránh làm tổn thương thêm bề mặt da. Không nên tự ý làm tại nhà nếu không có hướng dẫn và chỉ định từ bác sĩ. 

Da mặt bị nhiễm corticoid phải làm sao – Sử dụng thuốc

Các loại thuốc sử dụng trong việc điều trị tình trạng da mặt nhiễm corticoid bằng một số loại thuốc kháng viêm, cải thiện triệu chứng của da, thuốc kháng histamin, kháng sinh dự phòng và điều trị nhiễm trùng, điều trị nhiễm nấm. 

Liệu pháp chăm sóc da

Để giải quyết tình trạng da mặt bị nhiễm corticoid phải làm sao, các bác sĩ có thể sử dụng phương pháp hiện đại như tiêm vi điểm, sử dụng các loại vitamin có tính chống oxy hóa, vitamin E, C, vitamin B2 hoặc thoa các chế phẩm tế bào gốc, dưỡng ẩm da nhằm phục hồi làn da nhanh chóng hơn. 

Dùng công nghệ ánh sáng sinh học đặc biệt

Với tình trạng mụn da bị nhiễm corticoid, bác sĩ có thể ứng dụng công nghệ ánh sáng sinh học, ánh sáng chớp cường độ năng lượng cao, dải bước sóng từ 400- 700 nanomet, 870-1200 nanomet có tác dụng diệt vi khuẩn gây mụn, đồng thời các hoạt động của tuyến bã, tạo điều kiện để da phục hồi nhanh hơn. 

Thăm khám với bác sĩ tối ưu cách điều trị

Tùy theo tình trạng da mặt nhiễm corticoid mà bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi điều trị. Với các trường hợp da nhiễm độc nặng, bạn bắt buộc phải can thiệp sâu hơn đồng thời vừa thuốc hoặc vừa các công nghệ tác động để cai corticoid trước khi phục hồi. Đây là cơ sở để bạn điều trị một cách hiệu quả, phù hợp với tình trạng da và tránh các tổn thương tiếp tục không đáng có. 

>> Có thể bạn muốn biết:  Các cách trẻ hóa da mặt giúp bạn “lột xác”  

Chăm sóc da đúng cách tránh tổn thương tại nhà

Chăm sóc da đúng cách tại nhà hạn chế tác hại của sản phẩm chứa corticoid 
Chăm sóc da đúng cách tại nhà hạn chế tác hại của sản phẩm chứa corticoid

– Lưu ý thực hiện vệ sinh da mỗi ngày và đều đặn, có thể chườm đá làm mát để làm dịu da. 

– Tránh dùng các sản phẩm chăm sóc da chứa menthol, Sodium lauryl sulfate…

– Hạn chế sử dụng các sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh, đặc biệt lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp, không có hương liệu và dịu nhẹ với làn da. 

– Không trang điểm hoặc dùng mỹ phẩm makeup khi da đang bị tổn thương. Không chạm tay vào các vùng da đang bị kích ứng, không gãi, bóc da gây viêm nhiễm. 

– Tăng cường uống nước ép trái cây, ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước để cấp ẩm cho da từ bên trong. 

– Thời điểm này, bạn cũng nên hạn chế các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, hạn chế đồ ăn kích thích, thuốc lá rượu bia. 

– Tránh tiếp xúc với môi trường quá nóng, lạnh hoặc ô nhiễm nhiều bụi bẩn, nấm mốc. 

– Tránh căng thẳng, lo âu, giữ tinh thần thoải mái thì tình trạng da nhiễm corticoid mới có thể cải thiện nhanh hơn. 

>> Quan tâm: Tôi nên làm gì khi da mặt bị kích ứng? 

Da mặt bị nhiễm corticoid phải làm sao thông qua đây đã được giải đáp, mong rằng bạn đã có thể tìm ra những giải pháp chăm sóc da phù hợp. Hơn nữa, việc lựa chọn các sản phẩm chính hãng, chứa thành phần dưỡng an toàn là điều rất quan trọng. Đừng vì lợi ích trước mắt mà sử dụng các sản phẩm kem trộn, không rõ nguồn gốc.. gây hại cho da. Để biết thêm giải pháp chăm sóc da an toàn, vui lòng liên hệ 093 770 6666