Phòng Khám Quốc Tế Mega Gangnam

Da mặt bị đỏ là do đâu? Điều trị bằng cách nào hiệu quả?

Da mặt bị đỏ bất thường gây ra những ảnh hưởng tiêu cực về mặt thẩm mỹ. Tuy nhiên, điều này có khả năng phản ánh những thay đổi liên quan đến tình trạng sức khỏe, các vấn đề da liễu mà chúng ta chưa thật sự hiểu rõ. Vậy nguyên nhân của hiện tượng đỏ da vùng mặt là gì và làm thế nào để điều trị đúng cách? Tham khảo chi tiết ngay! 

Nhận biết các nguyên nhân khiến da mặt bị đỏ và hướng điều trị theo khuyến nghị
Nhận biết các nguyên nhân khiến da mặt bị đỏ và hướng điều trị theo khuyến nghị

Tại sao da mặt bị đỏ bất thường? 

Các sắc tố da của con người luôn ở trong trạng thái ổn định nếu không bị tác động bởi những yếu tố nội sinh và ngoại cảnh. Điều đó có nghĩa là tình trạng da mặt bị đỏ có thể xuất phát từ những ảnh hưởng phức tạp ở cả bên trong, lẫn bên ngoài cơ thể. Lý giải cho điều này, các chuyên gia da liễu chia thành những nhóm nguyên nhân như sau: 

Da mặt bị đỏ do tác động bên ngoài

  • Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng (cường độ tia UV cao) cực kỳ gây hại cho da với các biểu hiện cháy nắng như: đau rát, đỏ da, ngứa ngáy khó chịu nhiều giờ. Điều này để lại những vùng da bị đỏ và chuyển biển sang vết sạm nếu không có biện pháp bảo vệ, chăm sóc. 
  • Sự thay đổi của thời tiết với các tác động cực đoan, biến đổi nhanh đột ngột như: tăng nhiệt độ, gió lạnh, nhiệt độ hạ giảm, chỉ số ô nhiễm không khí tăng cao có thể gây kích ứng da với biểu hiện bị đỏ, tróc vảy, châm chích…
  • Các tác động vật lý trong quá trình chăm sóc da, làm sạch da như: chà xát mạnh, cào cấu lên bề mặt hay dùng dụng cụ kì cọ da cũng có thể làm da bị đỏ do hàng rào bảo vệ da bị tổn thương.
  • Sử dụng một số loại mỹ phẩm treatment mạnh chứa AHA, BHA, Retinol, Tretinoin… không có chỉ định, dùng sai cách, nồng độ quá cao khiến da kích ứng, bị bào mòn, bong tróc và có thể bị đỏ rát kéo dài.
  • Áp dụng các liệu trình thẩm mỹ công nghệ ánh sáng hoặc laser trên nền da không khỏe, cường độ tia sáng quá mạnh, trình độ bác sĩ không đảm bảo, thực hiện quá thường xuyên khi bề mặt da chưa hồi phục cũng gây ra các biểu hiện da bị đỏ.

Đỏ da vùng mặt do yếu tố nội sinh

  • Rối loạn nội tiết ở phái nữ trong các giai đoạn hành kinh, mang thai hoặc mãn kinh khiến da nhạy cảm quá mức, dễ tổn thương và xuất hiện những triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy, nổi mụn đỏ.
  • Trường hợp da mặt bẩm sinh đã mỏng yếu, lộ mạch, nhạy cảm thường xuyên gặp phải các vấn đề dị ứng, kể cả trong điều kiện thời tiết, môi trường bình thường. Mức độ tác động càng cao thì vấn đề da càng nghiêm trọng. 
Đỏ da mặt xuất phát từ nhiều nguyên nhân do tác động từ các yếu tố khác nhau
Đỏ da mặt xuất phát từ nhiều nguyên nhân do tác động từ các yếu tố khác nhau

Nhóm các bệnh lý da liễu

  • Viêm da cơ địa là dạng bệnh lý mãn tính khởi phát bất thường mà các chuyên gia vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu nguyên nhân. Tình trạng bệnh thường xuất hiện sớm với các triệu chứng: khô da, ngứa ngáy, châm chích, đỏ da… Bệnh lý này thường tái phát khi cơ thể hoặc làn da chịu tác động ngoại lực.
  • Viêm da dị ứng cũng là một trong những bệnh lý gây ra hiện tượng da mặt bị đỏ ngứa, châm chích. Cách nhận biết bệnh phổ biến nhất là xuất hiện triệu chứng sau khi dùng mỹ phẩm, thuốc, thực phẩm chức năng, tiếp xúc phấn hoa, nước, gió…
  • Nấm da mặt là một dạng bệnh lý viêm nhiễm do tác động của các vi nấm, sức đề kháng kém hoặc nhiều yếu tố khác. Biểu hiện của tình trạng này có thể kể đến như: da đỏ rát, ngứa ngáy dữ dội, nổi mẩn hoặc mụn nước… 

Vấn đề sức khỏe tổng thể

  • Lupus ban đỏ hệ thống là một dạng bệnh lý tự miễn nghiêm trọng và phức tạp với các triệu chứng da bị đỏ thành các mảng lớn, trước hết là ở khu vực mũi má, sau đó lây lan và các tác động xấu khác đối với sức khỏe.  
  • Huyết áp tăng cao đột ngột (phổ biến ở người cao tuổi, có bệnh nền) gây hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, làm giãn nở mạch máu khiến vùng mặt bị đỏ. Tình trạng này có thể nghiêm trọng hơn nếu không được xử lý ngay. 
  • Phản ứng phụ với một số loại thuốc kháng viêm, thuốc kháng sinh, thuốc hóa trị (điều trị ung thư) có thể dẫn đến các tác dụng phụ làm cho da mặt bị đỏ, tăng sắc tố…

Tìm hiểu thêm: Da mặt bị đỏ không ngứa do đâu? Cách xử lý hiệu quả

Làm gì khi da bị đỏ kéo dài quá lâu?

Một số hướng xử lý tạm thời cần áp dụng ngay khi da bị đỏ bất thường
Một số hướng xử lý tạm thời cần áp dụng ngay khi da bị đỏ bất thường

Khi da mặt bị đỏ kéo dài trong nhiều giờ, không đi kèm với những triệu chứng bất thường khác và tình trạng sức khỏe của bạn vẫn ổn định. Có thể áp dụng một số biện pháp xử lý, chăm sóc tại nhà để theo dõi phản ứng trong vài ngày trước khi đến gặp bác sĩ da liễu. Cụ thể như sau: 

Làm sạch và làm dịu da mặt ngay lập tức: Khi chưa thể xác định đâu là nguyên nhân khiến da mặt bị đỏ, bạn cần làm sạch để loại bỏ các bụi bẩn, vi khuẩn và những yếu tố có khả năng gây kích ứng.  

  • Sử dụng nước muối sinh lý Nacl để thấm vào bông tẩy trang lau lên vùng da bị đỏ và toàn bộ mặt. Nếu có cảm giác hơi rát da thì nên dùng nước lọc đóng chai pha loãng Nacl 0.9% để rửa nhẹ.
  • Nếu tình trạng đỏ da đi kèm trạng thái châm chích, da mặt nặng nề có thể cân nhắc làm dịu bằng những loại gel chiết xuất thiên nhiên như: nha đam, trà xanh, hoa cúc để giảm đỏ và phục hồi hàng rào tự nhiên. 

Giảm tiếp xúc với các yếu tố tác động bên ngoài: Khi da bị đỏ kéo dài, bạn cũng cần xem xét đến các yếu tố tác động ngoại lực, mỹ phẩm đang sử dụng vì đây có khả năng là nguyên nhân. Theo đó, cần thực hiện các cách như sau: 

  • Tránh xa khu vực ô nhiễm, khói bụi, nguồn nước bẩn, nhiệt độ cao, ánh nắng mặt trời, gió lạnh để hạn chế những tác động tiêu cực hơn nữa đến làn da.
  • Tạm ngưng sử dụng các loại mỹ phẩm mà bạn nghi ngờ có khả năng gây kích ứng da như sản phẩm chứa cồn, hương liệu, dầu khoáng, hoạt chất treatment mạnh (Retinol, Vitamin C, các loại acid…).

Áp dụng chế độ sinh hoạt hỗ trợ chăm sóc da : Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp xử lý bên ngoài như trên. Cũng cần quan tâm hơn đến chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng để phục hồi làn da. 

  • Cần tăng cường bổ sung các thực phẩm có lợi, nâng cao sức đề kháng và có tác động chống viêm như: vitamin C, vitamin E, omega-3, các loại rau củ quả ít ngọt…
  • Uống nhiều nước (1.5 – 2.5l) mỗi ngày để đảm bảo hoạt động hydrat hóa, giữ ẩm cho các tế bào da và tăng đào thải độc tố. 

Khuyến nghị đọc thêm: Khi nào cần thải độc da mặt? Cách thải độc hiệu quả từ Chuyên gia

Khi nào cần gặp bác sĩ da liễu để điều trị trị?

Các trường hợp nhất định phải gặp bác sĩ da liễu để kiểm tra và điều trị
Các trường hợp nhất định phải gặp bác sĩ da liễu để kiểm tra và điều trị

Nhìn chung, các biện pháp xử lý ở trên chỉ mang tính chất tạm thời và không thể cải thiện dứt điểm tình trạng da mặt đỏ nếu liên quan đến bệnh lý. Do đó, trong nhiều trường hợp, bạn đọc cần đến cơ sở chuyên khoa da liễu để thăm khám. Cụ thể như sau:

  • Khi da mặt bị đỏ kéo dài kết hợp các triệu chứng bất thường như đau rát da, ngứa ngáy, sưng tấy, nổi mẩn hoặc sức khỏe suy giảm.
  • Nếu tình trạng da đỏ không đi kèm các triệu chứng khác nhưng kéo dài trên 1 tuần cũng cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.
  • Trường hợp nghi ngờ da bị đỏ, thay đổi sắc tố bất thường và có nghi ngờ liên quan đến một số bệnh nền (có tiền sử bệnh lý) cần đến bác sĩ ngay.
  • Nếu đã thăm khám với bác sĩ da liễu mà các triệu chứng đỏ da không thuyên giảm, hãy tái khám để được kiểm tra, có chỉ định phù hợp. 

Bài viết liên quan: Da mặt bị ngứa châm chích là bệnh gì? Làm sao trị khỏi?

Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp cho bạn đọc thêm các thông tin giải đáp nguyên nhân gây hiện tượng da mặt bị đỏ và các vấn đề liên quan. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay với Hotline: 093.770.6666 của Mega Gangnam để được đội ngũ chuyên gia tư vấn và hỗ trợ kịp thời.