Phòng Khám Quốc Tế Mega Gangnam

Sạm da mặt có cải thiện được không? Bằng cách nào nhanh?

Sạm da mặt là tình trạng da liễu phổ biến, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với ngoại hình và khiến cho nhiều người bị mất tự tin trong cuộc sống. Hiện tượng sạm da về bản chất là hiện tượng tăng sinh hắc tố melanin nhưng có những khác biệt nhất định với nám, tàn nhang, vết thâm sẹo. Tham khảo bài viết này để tìm ra nguyên nhân và cách chăm sóc, trị liệu hiệu quả giúp bạn đọc nhanh chóng lấy lại làn da sáng khỏe.

Dấu hiệu nhận biết sạm da mặt và phân biệt với các vấn đề da liễu liên quan đến tăng sắc tố
Dấu hiệu nhận biết sạm da mặt và phân biệt với các vấn đề da liễu liên quan đến tăng sắc tố

Phân biệt sạm da mặt với các bệnh lý da liễu khác

Hiện tượng sạm da mặt thực tế khá dễ nhận biết với các dấu hiệu đặc trưng như da sẫm nâu, sạm đen không đồng đều và tối hơn màu da nguyên bản. Dẫu vậy, tình trạng này cũng có thể bị nhầm lẫn với các vấn đề khác như vết thâm sau mụn, nám, tàn nhang hoặc một số bệnh ngoài da. Dưới đây là một số đặc điểm giúp bạn đọc nhận dạng tình trạng da của mình chính xác hơn:

Tiêu chí Sạm da mặt Vết thâm Nám da Tàn nhang Tăng sắc tố sau viêm
Đặc điểm phân biệt Các mảng da tối màu, không rõ ranh giới, không đồng đều với nhau. Đốm tròn nhỏ, có màu thâm đỏ, tím nhạt hoặc nâu nhẹ trên da mặt. Mảng lớn (có ranh giới) hoặc các đốm nhỏ hơn, màu nâu nhạt, nâu đậm hoặc xám. Đốm nhỏ đến rất nhỏ có dạng tròn, elip đều, màu nâu hoặc vàng nhạt. Xuất hiện các đốm hoặc vùng sẫm màu không đồng đều, có thể là có màu nâu, xám, hoặc đen tùy mức độ tổn thương.
Khu vực ảnh hưởng Không có giới hạn cụ thể, có khả năng lan tỏa hoặc cục bộ, thường gặp ở vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng như mặt, cổ. Vết thâm chỉ xuất hiện ở những vùng bị mụn, tổn thương (trầy xước) trước đó, phổ biến ở vùng chữ T (trán, má, cằm). Dễ xuất hiện ở những vùng da mỏng, tiếp xúc nhiều với các yếu tố kích thích như má, trán, cằm; hiếm khi xuất hiện ở vùng da khác. Chủ yếu xuất hiện thành cụm, tập trung ở mặt (gò má, sống mũi..) hoặc những vùng da thường xuyên phơi nắng. Bất kỳ vùng da nào trên khuôn mặt từng bị tổn thương, sau khi bị bệnh da liễu, không cố định ở một vị trí.
Triệu chứng kèm theo Thường không đi kèm triệu chứng khác, nhưng có thể cảm nhận làn da khô, hơi sần. Không gây ngứa, không đau nhức nhưng dễ nhận thấy vùng da không đều màu. Không ngứa, không đau, thường chỉ ảnh hưởng đến màu sắc bề mặt da. Không kèm theo triệu chứng nào khác, chỉ ảnh hưởng đến màu sắc da mặt. Có thể đi kèm các biểu hiện khô da hoặc cảm giác khó chịu, căng rát nhẹ do da chưa hồi phục hoàn .
Khả năng tiến triển Tăng nặng nếu không được bảo vệ hoặc điều trị, có thể cải thiện nếu chăm sóc đúng cách. Tự mờ dần theo thời gian (vài tháng đến 1 năm) nếu chăm sóc phù hợp, đúng cách. Khó điều trị, dễ tái phát, đặc biệt khi không bảo vệ da hoàn toàn khỏi tia UV cùng các yếu tố tác động ngoài môi trường. Tồn tại dai dẳng (liên quan nhiều đến yếu tố di truyền) nhưng có thể nhạt đi hoặc không tiến triển nhanh nếu tránh nắng tốt, chăm sóc theo khuyến nghị. Có thể tự mờ đi theo thời gian nhưng chậm hơn nếu không áp dụng phương pháp điều trị có hướng dẫn chuyên môn.

Bài viết liên quan: Cấu trúc da mặt và vai trò, chức năng, các vấn đề thường gặp

Nguyên nhân gây hiện tượng sạm da ở mặt là gì?

Tác động của môi trường sống, sức khỏe, sinh hoạt khiến da mặt bị sạm
Tác động của môi trường sống, sức khỏe, sinh hoạt khiến da mặt bị sạm

Dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng da mặt bị sạm đen, tối màu mà bạn cần phòng tránh và theo dõi:

Tác động từ ánh nắng mặt trời

Ánh nắng mặt trời chứa tồn tại các tia sáng có khả năng gây hại trực tiếp cho da mặt chính là tia UVA và UVB. Khi bề mặt da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài,  các tế bào melanocyte (tế bào sản xuất melanin) buộc phải tăng sinh mạnh mẽ hơn để chống chịu tia UV và đây cũng là nguyên nhân khiến da sạm đen, tối màu, không đồng đều.

Rối loạn nội tiết tố trong cơ thể

Sự thay đổi nội tiết tố đặc biệt ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai, sau sinh, dùng thuốc có tác dụng thay đổi nội tiết, điều trị tuyến giáp hoặc mãn kinh thúc đẩy sản xuất melanin gây sạm da ở nhiều vị trí, bao gồm vùng mặt. Tình trạng nặng hơn mà nhiều người có thể đối mặt có thể chính là các vết nám da mức độ trung bình nặng.

Ảnh hưởng gốc tự do từ môi trường

Khói bụi, ô nhiễm không khí, nguồn nước tại một số khu vực có thể chứa nhiều hóa chất độc hại ảnh hưởng sức khỏe và làm thương tổn hàng rào bảo vệ da. Gốc tự do sinh ra từ những yếu tố này không chỉ khiến da sạm màu, kém sức sống mà còn ảnh hưởng đến sức đề kháng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh da liễu. 

Làn da thiếu nước và dưỡng chất

Làn da không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết hoặc thiếu hụt một số vitamin, dưỡng chất có xu hướng dễ dàng bị mất cân bằng độ ẩm, trở nên khô ráp, xỉn màu, dễ kích ứng. Điều này chủ yếu xảy ra ở những người uống ít nước, thiếu sự chăm sóc da vào mùa hanh khô, chế độ ăn uống thiếu khoa học.

Lối sống sinh hoạt không lành mạnh

Thói quen sinh hoạt không điều độ làm tăng nguy cơ sạm da mặt và nhiều vấn đề khác. Trong khi đó, đây lại là những vấn đề thường xuyên gặp phải ở người trẻ tuổi chẳng hạn như thức khuya, căng thẳng hay sử dụng chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá). Tình trạng này làm rối loạn chu kỳ tái tạo da, về lâu về dài làm giảm khả năng tự sửa chữa tế bào.

Lạm dụng mỹ phẩm không phù hợp

Sử dụng mỹ phẩm không có nguồn gốc rõ ràng (bị làm giả, hàng kém chất lượng…) chứa hóa chất độc hại (kem trộn, rượu thuốc…), chất tẩy trắng mạnh (Retinol, AHA, BHA, Tretinoin nồng độ cao) hoặc không phù hợp với loại da có thể gây tổn thương hàng rào bảo vệ da, dẫn đến tình trạng sạm đen kéo dài.

Tổn thương sau bệnh lý da liễu

Một số bệnh lý da liễu như rối loạn sắc tố, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng tiếp xúc hoặc một số vấn đề về gen di truyền từ gia đình cũng là nguyên nhân khiến da mặt dễ bị sạm màu hơn bình thường. Những trường hợp này cần thăm khám chuyên khoa da liễu và can thiệp y khoa để điều trị đúng cách.

Có thể bạn quan tâm: 7 nguyên nhân da mặt sạm đen và giải pháp khắc phục

Chăm sóc và điều trị sạm da vùng mặt như thế nào?

Sạm da nhẹ nhàng có thể cải thiện được với các phương pháp bôi thoa
Sạm da nhẹ nhàng có thể cải thiện được với các phương pháp bôi thoa

Da mặt bị sạm mức độ nhẹ, mới xuất hiện và không liên quan đến các yếu tố về sức khỏe, cơ địa có thể cải thiện hiệu quả nếu áp dụng các hướng chăm sóc và điều trị như sau:

Chú trọng làm sạch da đúng cách

Làm sạch da là bước quan trọng đầu tiên trong quy trình chăm sóc da mặt, giảm thiểu các vùng da tập trung nhiều hắc tố và tạo nền tảng tốt để hấp thụ dưỡng chất. Do đó, bạn đọc nên lựa chọn các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ, lành tính, không cồn, không hương liệu, chứa một số chất làm sáng da nồng độ thấp như AHA, Vitamin, chiết xuất nha đam, hoa cúc, một số loại quả…. 

Dưỡng ẩm đầy đủ chống sạm da

Dưỡng ẩm đúng cách giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da, phòng tránh hiện tượng da khô sạm, mất nước, xỉn màu. Nên lựa chọn và sử dụng các loại serum, kem dưỡng có chứa thành phần glycerin, hyaluronic acid, hoặc ceramide để giữ nước và cải thiện cấu trúc da hiệu quả hơn. Chú ý cần bôi kem dưỡng ở bước cuối cùng trong quy trình dưỡng da để đạt hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng các hoạt chất làm sáng da

Để ức chế và làm giảm các hắc tố trên bề mặt thì không thể thiếu việc sử dụng các hoạt chất như vitamin C, niacinamide, Retinol, Bakuchiol hoặc AHA,BHA. Theo đó, Vitamin C giúp ức chế phân rã melanin và chống lại gốc tự do; Niacinamide có khả năng kháng viêm, làm dịu và làm đều màu da; AHA/BHA cho phép bạt sừng (AHA), tẩy tế bào chết, kích thích tái tạo da mới sáng mịn hơn; Retinol hay Bakuchiol chống lão hóa, dưỡng da sáng khỏe cực tốt. Sử dụng những sản phẩm này đều đặn, giãn cách, đúng liều lượng để đảm bảo hiệu quả mà không gây kích ứng.

Một số hoạt chất dạng bôi cho hiệu quả giảm sạm, dưỡng sáng da khá tốt
Một số hoạt chất dạng bôi cho hiệu quả giảm sạm, dưỡng sáng da khá tốt

Bảo vệ da khỏi tác động của tia sáng có hại

Tia UV, tia sáng phát ra từ các thiết bị điện tử là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây sạm da, khiến cho việc điều trị chậm lại và khó khăn hơn. Vì vậy, sử dụng kem chống nắng phổ rộng và sử dụng các đồ vật (kính, mũ, áo, khẩu trang, khăn, bao tay…) có tác dụng chống tia UV là vô cùng cần thiết kể cả khi bạn không ra ngoài. 

Bổ sung dinh dưỡng từ bên trong cơ thể

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong cải thiện sắc tố da toàn thân, bao gồm cả da mặt. Để giảm sạm da mặt và tăng cường lợi ích của các phương pháp bôi thoa, cần xây dựng khẩu phần ăn hợp lý, tăng cường các nhóm thực phẩm giàu vitamin C, E, Omega-3, chất chống oxy hóa. Đồng thời, tích cực bổ sung đủ 2-3 lít nước mỗi ngày để da luôn căng mịn và khỏe mạnh từ bên trong.

Ứng dụng liệu pháp thẩm mỹ chuyên sâu

Khi các biện pháp tại nhà không đạt hiệu quả (da sạm quá mức, lão hóa nặng, không đáp ứng với các sản phẩm bôi thoa), tốt hơn hết là bạn nên cân nhắc liệu pháp thẩm mỹ chuyên sâu. Điển hình như Meta Elite hoặc Meta Fiber White. Đây là tập hợp các công nghệ trẻ hóa trị liệu tiên tiến giúp tái cấu trúc da, làm mờ sắc tố melanin và cải thiện độ sáng một cách hoàn hảo. 

Tìm hiểu thêm: Mega Fiber White: Công nghệ trị nám siêu việt cho làn da hiệu quả

Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp cho bạn đọc những thông tin quan trọng về biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị sạm da mặt. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ với Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 ngay hôm nay!