Phòng Khám Quốc Tế Mega Gangnam

Nám da mặt: Biểu hiện, nguyên nhân và cách trị

Nám da mặt là tình trạng da liễu có mức độ phổ biến cao và thường xuyên xuất hiện ở phụ nữ trong độ tuổi ngoài 30. Sự xuất hiện của các đốm hoặc mảng nám không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoài mà còn khiến cho nhiều người bị mất tự tin trong giao tiếp, công việc. Tham khảo bài viết này để tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị khi bị nám da vùng mặt.

Dấu hiệu nhận biết nám da mặt, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Dấu hiệu nhận biết nám da mặt, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Các dấu hiệu nhận biết da mặt bị nám

Nám da mặt là tình trạng tăng sinh nhanh chóng các hắc sắc tố trên bề mặt da một cách bất thường với sự xuất hiện của các mảng, đốm da tối màu. Các vết nám da mặt không gây đau, không gây ngứa nhưng dễ lây lan. Ngoài ra, nám tập trung chủ yếu ở vùng trán, má, cằm, mũi và trở nên rõ rệt hơn khi tuổi tác tăng lên.

Dấu hiệu nhận biết các nhóm nám da mặt khác nhau bao gồm: 

  • Nám mảng: Giống như tên gọi của mình, nám mảng xuất hiện dưới dạng các vùng da tổn thương sắc tố có kích thước rộng (khoảng vài cm) và có ranh giới rõ ràng với vùng da chưa bị nám. Loại nám này ban đầu khá mờ nhạt, thuộc nhóm nám nông và có khả năng phục hồi hiệu quả hơn nếu áp dụng đúng phương pháp. 
  • Nám chân sâu: Đây là dạng nám có kích thước nhỏ, giống như nốt ruồi có thể mọc đơn lẻ hoặc thành từng cụm nhỏ. Nám chân sâu xuất hiện dưới dạng các đốm nâu đậm, nâu đen và nằm khá sâu bên dưới lớp trung bì của da. Tình trạng này có mức độ tổn thương cao hơn nám mảng và gây ra rất nhiều khó khăn trong việc điều trị.  
  • Nám hỗn hợp: Về bản chất thì đây chính là sự kết hợp cùng lúc cả nám mảng và nám chân sâu tại một khu vực hoặc gây ra những mảng sắc tố đậm nhạt xen kẽ trên khuôn mặt. Loại nám hỗn hợp phổ biến hơn cả ở nhóm tuổi trên 40 và rất khó để xử lý.

Tìm hiểu thêm: Bị nám da mặt có biểu hiện gì và phải làm sao để cải thiện?

Nám da mặt hình thành là do đâu?

Sự xuất hiện của các vết nám vùng mặt liên quan đến nội tiết, di truyền, ảnh hưởng của môi trường
Sự xuất hiện của các vết nám vùng mặt liên quan đến nội tiết, di truyền, ảnh hưởng của môi trường

Tình trạng da mặt bị nám đặc biệt phổ biến và có khả năng liên quan đến các yếu tố nội sinh, ảnh hưởng của môi trường hoặc thậm chí là các vấn đề liên quan đến chế độ ăn uống, sinh hoạt. Cụ thể như sau:

Nhóm nguyên nhân nội sinh gây nám da mặt: 

  • Thay đổi nội tiết tố: Có thể xếp yếu tố này vào nhóm nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng da mặt bị nám ở phụ nữ. Chẳng hạn như trong các giai đoạn mang thai, sau sinh, dùng thuốc tránh thai, tiền mãn kinh hoặc trải qua những biến động nồng độ estrogen và progesterone.
  • Di truyền: Yếu tố di truyền cũng được xác định là một trong những nguyên nhân hàng đầu thúc đẩy sự hình thành của các vết nám da mặt từ sớm ở người trưởng thành, đặc biệt là các loại nám phức tạp như nám chân sâu, nám hỗn hợp. 

Nhóm nguyên nhân ngoại sinh gây nám da mặt: 

  • Tác động của ánh nắng mặt trời: Tia UV trong ánh nắng trời, nhất là tia UVB có cường độ mạnh, khi tiếp xúc với bề mặt da trong một khoảng thời gian nhất định, nhanh chóng kích thích các tế bào melanocytes, tăng sinh melanin, khiến da bị sạm, xuất hiện nám, tàn nhang. 
  • Dùng mỹ phẩm không phù hợp: Các sản phẩm chứa hóa chất bào mòn mạnh, treatment không theo chỉ định hoặc không đảm bảo an toàn có thể bào mòn lớp vảy sừng, gây tổn thương tầng biểu bì da. Tình trạng này kéo dài khiến da mỏng yếu và kích thích sản sinh melanin dẫn đến nám.
  • Các vấn đề về tâm lý: Căng thẳng kéo dài, stress, thiếu ngủ, các áp lực trong công việc lẫn cuộc sống, gây ảnh hưởng đến hoạt động của các nội tiết bên trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc nám da mặt.
  • Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng: Thiếu hụt vitamin (đặc biệt là vitamin A, B, C, D, E) cùng với những khoáng chất quan trọng như sắt, kẽm, selen… có thể làm giảm sức đề kháng của làn da, tăng nguy cơ xỉn màu, sạm nám.
  • Môi trường ô nhiễm: Khói bụi ô nhiễm, hóa chất dùng trong vệ sinh môi trường, nhà cửa, nguồn nước ô nhiễm (hoặc chứa một số chất khử) là những yếu tố góp phần gây nám, đặc biệt khi da không được làm sạch đúng cách.

Có thể bạn quan tâm: Tại sao da mặt khó trắng? 7+ cách khắc phục hiệu quả và lưu ý

Điều trị nám da mặt phương pháp nào nhanh khỏi?

Mức độ hồi phục khi trị nám phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố từ chủ quan đến khách quan
Mức độ hồi phục khi trị nám phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố từ chủ quan đến khách quan

Việc điều trị nám da mặt để đạt hiệu quả tối ưu và lâu dài phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại nám, mức độ tổn thương, thời điểm nám xuất hiện và phương pháp điều trị. Tuy nhiên, nám da không thể trị dứt điểm hoàn toàn ở mọi trường hợp. Nhất là với những loại nám da mặt liên quan đến các yếu tố không thể kiểm soát như nội tiết tố và di truyền sinh học.

Do đó, hầu hết các phương pháp điều trị đều thiên hẳn về việc loại bỏ các sắc tố sẫm màu trên bề mặt hoặc sâu hơn. Tuy nhiên, hiệu quả của từng phương pháp trị liệu không giống nhau. Với các trường hợp da sạm, nám mảng nông, các bác sĩ có thể đề xuất việc sử dụng một số sản phẩm bôi thoa chứa Retinol, Niacinamide, Vitamin C, Tranexamic Acid… với các đợt trị liệu nhiều tháng và hiệu quả ở mức trung bình.

Trong khi đó, nếu gặp phải các vấn đề liên quan đến nám chân sâu, nám hỗn hợp hoặc nám lâu năm, việc điều trị chuyên sâu bằng các liệu pháp can thiệp thật sự cần thiết. Trường hợp này, các bác sĩ có thể đề xuất các giải pháp như tiêm mesotherapy, bắn laser trị nám kết hợp dùng thuốc. Ngoài ra, với những loại nám phức tạp, dễ tái phát bạn cũng có thể cân nhắc áp dụng các liệu pháp trị nám và kháng nám độc quyền như Mega Fiber White với sự kết hợp đa công nghệ và rất nhiều lợi ích bổ sung. 

Bài viết liên quan: Mega Fiber White: Công nghệ trị nám siêu việt cho làn da hiệu quả

Hiểu rõ nám da mặt là gì, nguyên nhân hình thành và các phương pháp điều trị sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng này hiệu quả. Để được tư vấn, hỗ trợ chuyên sâu về các giải pháp trị liệu, trẻ hóa da mặt, vui lòng liên hệ ngay Hotline: 093.770.6666 của Mega Gangnam để gặp gỡ đội ngũ chuyên gia hàng đầu!