Phòng Khám Quốc Tế Mega Gangnam

[Giải đáp] Bị trầy xước da mặt nên bôi gì cho nhanh khỏi?

Da mặt là khu vực mỏng yếu, nhạy cảm và có nguy cơ bị tác động nhiều nhất trước những ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Trong nhiều trường hợp, việc không được chăm sóc và bảo vệ đúng cách khiến da vùng mặt bị tổn thương, trầy xước và có khả năng để lại sẹo. Vậy khi bị trầy xước da mặt nên bôi gì để vết thương nhanh lành nhất? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này để có được câu trả lời hữu ích nhất.

Bác sĩ da liễu khuyến nghị bị trầy xước da mặt nên bôi gì cho nhanh lành?
Bác sĩ da liễu khuyến nghị bị trầy xước da mặt nên bôi gì cho nhanh lành?

Biểu hiện và nguyên nhân gây trầy xước da mặt

Da mặt bị trầy xước không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ liên quan đến tình trạng nhiễm trùng, khiến da tổn thương sâu, khó phục hồi. Để hiểu rõ và có cách xử trí phù hợp khi da bị trầy xước, cần nhận biết các dấu hiệu và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, cụ thể như sau: 

Các dấu hiệu nhận biết da mặt bị trầy xước

  • Tổn thương bề mặt da: Da mặt bị trầy xước thường khá dễ nhận biết thông qua việc quan sát bằng mắt thường. Tùy vào mức độ tác động lực, nguyên nhân chính và các vết xước có thể khá nông (rách nhẹ lớp biểu bì) hoặc rất sâu (chảy máu, có vết nứt, đau nhức…). 
  • Sưng đỏ ở vùng tổn thương: Khi da mặt bị trầy xước, các tín hiệu nhanh chóng được gửi tới cơ thể và kích thích phản ứng viêm tự nhiên (chống nhiễm trùng), gây ra các dấu vết sưng đau, tấy đỏ, chảy dịch với các mức độ khác nhau.  
  • Cảm giác đau rát: Vùng da bị trầy xước nhẹ thường không có cảm giác gì nhưng có thể hơi đau khi chạm vào hoặc tiếp xúc với nước. Trong khi đó cơn đau có thể nặng nề hơn với những trường hợp trầy xước mạnh, vết rách sâu, tiếp xúc hóa chất… 

Nguyên nhân phổ biến gây trầy xước da mặt

  • Va đập hoặc cọ xát với vật cứng (móng tay, các vật dụng sắc nhọn, bề mặt cứng, vải thô…) có thể vô tình làm tổn thương da mặt trong quá trình sinh hoạt hàng ngày và gây trầy xước cho khu vực tiếp xúc. 
  • Thói quen làm sạch da sai cách, dùng rửa mặt chứa vi hạt bào mòn, tẩy tế bào chết quá thường xuyên làm suy yếu hàng rào bảo vệ da và nếu kết hợp với thao tác quá mạnh, bạn hoàn toàn có nguy cơ bị tổn thương. 
  • Sử dụng các loại mỹ phẩm treatment quá mạnh khi da mặt không đủ điều kiện, áp dụng các phương pháp làm đẹp như tự nặn mụn, lột mụn, peel da quá mức cũng là nguyên nhân khiến da mặt trầy xước, kích ứng mạnh.  
  • Tác động từ môi trường sống gây hại cho làn da theo nhiều cách khác nhau. Đặc biệt là trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, thay đổi đột ngột khiến da mất độ ẩm, khô ráp, dễ bị nứt nẻ, chảy máu hơn. 
  • Một số bệnh lý da liễu khi mới xuất hiện có khả năng gây ra hiện tượng khô nứt, bong tróc vảy, nổi mụn nước và sau khi vỡ ra gây hiện tượng giống như các vết xước, điển hình như: thủy đậu, sởi, viêm da cơ địa, chàm, vảy nến, zona thần kinh…

Khám phá ngay: Cấu trúc da mặt và vai trò, chức năng, các vấn đề thường gặp

Bị trầy xước da mặt nên bôi gì cho nhanh khỏi?

Những trường hợp da có vết trầy xước có thể dùng các sản phẩm bôi thoa ngoài da
Những trường hợp da có vết trầy xước có thể dùng các sản phẩm bôi thoa ngoài da

Không phải tất cả các trường hợp có vết trầy xước ngoài da đều an toàn với việc sử dụng các sản phẩm bôi thoa. Tùy vào mức độ tổn thương, nguyên nhân cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định việc bị trầy xước da mặt nên bôi gì phù hợp. Cụ thể như sau:

Trường hợp da mặt trầy xước có thể dùng sản phẩm bôi thoa

  • Trầy xước nhẹ, không chảy máu nhiều: Với các vết xước nông, bề mặt da chỉ bị tổn thương nhẹ, bạn có thể sử dụng sản phẩm bôi thoa dạng kem sau khi làm sạch vết thương. Các sản phẩm này thường chứa chiết xuất thiên nhiên lành tính, có khả năng bảo vệ da, ngăn chặn việc tiếp xúc với môi trường và làm khô vết thương nhanh hơn. 
  • Da mặt bị xước nhưng không nhiễm trùng: Nếu vết xước không có dấu hiệu nhiễm trùng (sưng tấy, mưng mủ hoặc đau nhức nghiêm trọng), bạn có thể bôi thuốc hoặc kem tái tạo phục hồi theo chỉ định riêng từ bác sĩ mà không cần lo ngại vết thương xuất hiện biến chứng hay để lại sẹo. 
  • Tổn thương ở vùng không nhạy cảm: Da ở các khu vực ít nhạy cảm như má hoặc trán (ngoài vùng chữ T; xa mắt, mũi, môi) thường an toàn hơn để sử dụng các loại kem hoặc thuốc bôi ngoài da. Tuy nhiên, cũng cần sử dụng đúng sản phẩm được chỉ định để đảm bảo hiệu quả, tránh kích ứng.  

Khi bị trầy xước da mặt bôi gì nhanh lành vết thương?

  • Dung dịch sát khuẩn nhẹ cho da: Trước khi bôi bất kỳ sản phẩm nào để trị thương, các bác sĩ cũng đều yêu cầu việc sát khuẩn bằng các dung dịch dịu nhẹ để hạn chế vi khuẩn từ môi trường tiếp xúc với miệng vết thương, gây nhiễm trùng. Các sản phẩm phổ biến trong trường hợp này là nước muối sinh lý hoặc dung dịch Betadine.
  • Kem chứa thành phần panthenol: Panthenol (pro-vitamin B5) là một trong những thành phần dưỡng chất có khả năng làm dịu da, giảm đau rát và hỗ trợ phục hồi cực kỳ lành tính, an toàn. Nếu bề mặt da không còn vết thương hở, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng kem bôi chứa Pentanol. 
  • Thuốc mỡ bôi kháng khuẩn: Trường hợp có các vết rách sâu, cơ địa khó hồi phục, bác sĩ thường chỉ định dùng các loại thuốc mỡ như bacitracin hoặc neomycin với mục đích kháng khuẩn, giảm nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn, vi nấm… 
  • Gel hoặc kem dưỡng ẩm tái tạo: Sau khi vết thương đã khô lại, bắt đầu bong vảy hoặc lên da non, bạn nên chuyển sang sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm (chứa HA, Ceramide, Allantoin, các chiết xuất thiên nhiên) để thúc đẩy hoạt động tái tạo da, giảm nguy cơ thâm sẹo.
  • Gel bôi chứa Silicone trị sẹo: Khi vết trầy xước trên bề mặt đã lành lại hẳn nhưng vẫn còn đâu đó các vết thâm mờ nhạt hoặc dấu hiệu bị sẹo, bạn có thể dùng gel silicone hỗ trợ điều trị thâm sẹo trên da mặt theo chỉ định từ bác sĩ da liễu. 

Có thể bạn quan tâm: Làm sao để các vết trầy xước trên da mặt nhanh khỏi?

Những lưu ý khi dùng thuốc bôi làm lành vết thương

Những lưu ý quan trọng khi dùng thuốc bôi thoa điều trị trầy xước ngoài da tại nhà
Những lưu ý quan trọng khi dùng thuốc bôi thoa điều trị trầy xước ngoài da tại nhà

Để đảm bảo quá trình hồi phục da nhanh chóng, an toàn và tránh các vấn đề như nhiễm trùng hoặc kích ứng, cần lưu ý những điều quan trọng sau khi sử dụng thuốc hoặc kem bôi ngoài da đối với các vết trầy xước:

+ Làm sạch vết thương trước khi bôi thuốc bằng các dung dịch dịu nhẹ, có đặc tính sát khuẩn. Nên dùng tay sạch hoặc các vật dụng hỗ trợ, tránh có xát quá mạnh khi vệ sinh vết thương.

+ Kiểm tra thật kỹ bảng thành phần của sản phẩm mà bạn lựa chọn để sử dụng, cần tránh xa các loại kem bôi chứa cồn, hương liệu hoặc các chất dễ gây kích ứng như parabens, dầu khoáng.

+ Không thoa sản phẩm trên bề mặt quá dày (gây lãng phí, kéo dài thời gian chờ đợi) hoặc quá mỏng (hiệu quả kém, không đủ thẩm thấu vào da và tốn nhiều thời gian chờ đợi).

+ Trong thời gian da mặt bị trầy xước và có sử dụng sản phẩm điều trị cần tránh tiếp xúc tuyệt đối với ánh nắng mặt trời vì có khả năng xuất hiện các vết thâm, tăng sắc tố và lâu lành hơn.

+ Sử dụng thuốc bôi chứa thành phần kháng sinh, kháng khuẩn hay bất kỳ sản phẩm nào thuộc danh mục thuốc y tế đều cần có chỉ định của bác sĩ và không lạm dụng quá mức.

Bài viết liên quan: Dị ứng da mặt có nguy hiểm không? Xử lý như thế nào?

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bị trầy xước da mặt nên bôi gì để đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần tư vấn chi tiết hơn, hãy liên hệ ngay đến Hotline 093.770.6666 của Mega Gangnam để được hỗ trợ và cung cấp các giải pháp làm đẹp, chăm sóc da chuyên nghiệp!