Phòng Khám Quốc Tế Mega Gangnam

Làm sao để các vết trầy xước trên da mặt nhanh khỏi?

Da mặt có cấu trúc mỏng yếu hơn các vùng da khác và cũng là khu vực đặc biệt nhạy cảm trên cơ thể người. Việc chịu các tác động ngoại lực, yếu tố môi trường và một số bệnh lý có khả năng dẫn đến các vết trầy xước trên da mặt. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chúng còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng nếu không được chăm sóc đúng cách. Tham khảo ngay bài viết này để hiểu rõ nguyên nhân và cách chăm sóc da khi bị thương.

Làm cách gì để các vết trầy xước trên da mặt thật sự nhanh khỏi?
Làm cách gì để các vết trầy xước trên da mặt thật sự nhanh khỏi?

Những nguyên nhân khiến da mặt bị trầy xước

Da mặt bị trầy xước, xuất hiện vết thương hở là tình trạng phổ biến và có thể xảy ra do một hoặc sự kết hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể như sau:

Xuất hiện vết trầy xước trên da mặt do chấn thương

Chấn thương do các tác động ngoại lực (tai nạn giao thông, ngã cầu thang, va chạm với người khác, đụng phải vật sắc nhọn) là nhóm nguyên nhân hàng đầu khiến da mặt bị trầy xước. Điều này có thể xảy ra một cách bất ngờ trong một vài tình huống cụ thể nhưng có nguy cơ cao hơn nếu công việc của bạn liên quan đến ngành xây dựng, làm nông, hoặc các ngành nghề yêu cầu tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt.

Trầy xước da mặt do các tác nhân ngoài môi trường

Các yếu tố từ môi trường cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến các vết trầy xước trên da mặt. Ảnh hưởng lớn nhất trong số đó chính là hiện tượng gió lạnh, không khí khô hanh, độ ẩm thấp khiến lớp biểu bì da dễ bị rách do mất nước. Ngoài ra, nếu công việc của bạn thường xuyên phải hoạt động ngoài trời, dễ tiếp xúc với ánh nắng, da cũng có nguy cơ tổn thương cao hơn. 

Một số thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày

Trên thực tế, có khá nhiều thói quen sinh hoạt tưởng chừng vô hại cũng có thể gây ra trầy xước trên da mặt mà chị em cần tránh. Điển hình nhất là việc dùng móng tay (chưa được cắt gọn, vệ sinh) cào cấu hoặc gãi lên da. Bên cạnh đó, sử dụng các sản phẩm tẩy trang, tẩy tế bào chết và làm sạch sai cách, có tính bào mòn mạnh cũng dễ khiến da mặt bị trầy xước, chảy máu. 

Biểu hiện trầy xước do bệnh lý da liễu

Một số bệnh lý làm tăng nguy cơ trầy xước da mặt, đặc biệt là các chứng bệnh có triệu chứng gây ngứa ngáy, khiến người bệnh khó chịu và thường xuyên gãi như bệnh chàm, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng… Việc nặn mụn không đúng cách, không theo khuyến nghị trong giai đoạn viêm cũng dễ gây chảy máu, trầy xước và để lại sẹo. Ngoài ra, bị nhiễm khuẩn hoặc nấm da (nhiễm từ vật nuôi), cũng khiến bề mặt bị trầy xước dù chỉ với một tác động nhỏ.

Tìm hiểu thêm: Da mặt bị dị ứng phải làm sao? Nguyên nhân, cách xử lý

Bao lâu thì vết trầy xước trên da mặt lành lại?

Thời gian hồi phục khi bị trầy da phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
Thời gian hồi phục khi bị trầy da phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố

Thời gian để các vết trầy xước trên da mặt lành lại hoàn toàn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, mức độ tổn thương, khả năng phục hồi tự nhiên của cơ thể và cả cách chăm sóc của mỗi người. Thực tế, quá trình lành da được chia thành các giai đoạn cụ thể như sau:

Giai đoạn đông máu (0-2 ngày)

Ngay sau khi da bị trầy xước, cơ thể kích hoạt cơ chế đông máu để bảo vệ vùng tổn thương. Máu chảy ra ngoài sẽ ngừng lại nhờ sự hình thành cục máu đông, giúp bịt kín vết thương và ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài. Trong giai đoạn này, vết trầy xước có thể xuất hiện vết ửng đỏ hoặc tiết dịch (nặng hơn ở vết thương lớn). 

Giai đoạn viêm da (3-7 ngày)

Sau khi cục máu đông được hình thành, cơ thể trực tiếp bước vào giai đoạn viêm tự nhiên. Đây là thời điểm hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ nhất để loại bỏ vi khuẩn, tế bào chết và các mảnh vụn có thể gây tổn thương. Trong giai đoạn này, chúng ta có thể cảm nhận thấy những cơn đau nhẹ, ngứa ngáy da, sưng tấy hoặc bị đỏ. Mặc dù đây là một phần của quá trình tự chữa lành, nhưng cần được kiểm soát để tránh nhiễm trùng.

Có thể bạn quan tâm: Cấu trúc da mặt và vai trò, chức năng, các vấn đề thường gặp

Giai đoạn tái tạo tế bào (8-14 ngày)

Đây là giai đoạn quan trọng để phục hồi các tế bào da và tạo ra lớp da mới khỏe mạnh. Bước vào giai đoạn tái tạo, tế bào da (keratinocytes) nhanh chóng di chuyển đến vùng tổn thương để tạo ra một lớp biểu bì mới, thay thế phần da bị mất đi. Đồng thời, collagen cũng được tăng cường sản xuất để hỗ trợ việc tái tạo. Biểu hiện thường gặp ở giai đoạn này là các vết trầy xước khô lại, có vảy mỏng màu hồng nhạt hoặc sáng hơn vùng da xung quanh. 

Giai đoạn hoàn thiện (15-30 ngày)

Ở giai đoạn này, lớp da mới khỏe mạnh hoàn toàn thay thế vùng da bị tổn thương trước đó. Thời điểm này, với các vết trầy xước nhẹ, những dấu vết còn lại thường rất mờ nhạt. Tuy nhiên, với những trường hợp khả năng hồi phục chậm, mức độ tổn thương sâu, thời gian phục hồi có thể kéo dài lâu hơn và thậm chí là để lại sẹo. 

Khám phá ngay: Làm sao để phục hồi da đang bị bào mòn?

Cách chăm sóc vết trầy xước trên da mặt như thế nào?

Sử dụng kem bôi khi da non mới lên giúp giảm nguy cơ để lại sẹo
Sử dụng kem bôi khi da non mới lên giúp giảm nguy cơ để lại sẹo

Chăm sóc vết trầy xước trên da mặt đúng cách là yếu tố quan trọng để thúc đẩy quá trình phục hồi, hạn chế nhiễm trùng, ngăn ngừa sự xuất hiện của các vết sẹo xấu. Do đó, dưới đây là thông tin quan trọng về những bước chăm sóc chi tiết bạn cần thực hiện:

Làm sạch vết thương đúng cách

Việc làm sạch ngay sau khi vết trầy xước xảy ra là bước đầu tiên và rất quan trọng để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn cùng các yếu tố có khả năng gây kích ứng.

  • Rửa tay sạch: Trước khi chạm vào vùng da bị tổn thương dù có dùng dụng cụ gì hay không, cũng cần đảm bảo tay được rửa sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
  • Dùng nước muối sinh lý: Nhẹ nhàng rửa vết thương bằng dung dịch nước muối sinh lý đóng chai hoặc dung dịch sát khuẩn như povidone-iodine nếu vết thương sâu, có nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn cao. 
  • Lau khô nhẹ nhàng: Sử dụng khăn bông sạch cotton hoặc gạc tiệt trùng để thấm khô vết thương sau bước sát khuẩn, nhưng không chà xát quá mạnh.

Che chắn và bảo vệ vết thương

Việc băng bó (vết các vết thương sâu) không chỉ giúp bảo vệ vết thương khỏi vi khuẩn và bụi bẩn mà còn tạo môi trường ẩm, thúc đẩy quá trình phục hồi làn da hiệu quả hơn. Một số lưu ý cần áp dụng như sau: 

  • Sử dụng băng gạc vô trùng: Che chắn vết thương bằng gạc sạch và băng keo dùng trong y tế để giữ cố định.
  • Thay băng hàng ngày: Kiểm tra vết thương và thay băng ít nhất 2 lần mỗi ngày hoặc khi thấy băng bị ướt hoặc rỉ máu.

Dưỡng da đúng cách giảm sẹo

Sau khi vết thương khô và bắt đầu lên da non, việc dưỡng da giúp giảm thiểu sự xuất hiện của các vết sẹo và cải thiện quá trình tái tạo.

  • Dùng kem phục hồi da: Sử dụng các sản phẩm chứa thành phần chữa lành, kích thích tái tạo da như: Panthenol, allantoin, vitamin E hoặc chiết xuất nha đam…
  • Chống nắng: Khi vết trầy xước lên da non, hãy sử dụng kem chống nắng dịu nhẹ dạng vật lý để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV, tránh tình trạng thâm hoặc tăng sắc tố.

Đọc thêm: Mách bạn bí quyết sử dụng kem trị sẹo an toàn cực tốt cho da

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ phục hồi

Dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp da mau lành hơn. Do đó, cần áp dụng một số nguyên tắc như sau trong quá trình chăm sóc các vết trầy xước trên da mặt:

  • Bổ sung vitamin C: Giúp tăng cường sản xuất collagen, thúc đẩy quá trình tái tạo da, làm mờ các vết thâm sẹo.
  • Ăn thực phẩm giàu kẽm: Kẽm hỗ trợ cơ chế tự chữa lành vết thương và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Uống đủ nước: Giữ cơ thể đủ nước giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng, nguyên tố vi lượng tới khu vực tổn thương tốt hơn. 

Khuyến nghị đọc thêm: 8 Mẹo chăm sóc da mặt tại nhà đơn giản và hiệu quả

Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp cho bạn đọc những thông tin quan trọng về cách nhận diện và chăm sóc các vết trầy xước trên da mặt. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia và bác sĩ da liễu của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ!