Phòng Khám Quốc Tế Mega Gangnam

Chàm da mặt: Nguyên nhân, biểu hiện và cách trị

Chàm da mặt là một bệnh lý về da phổ biến, ảnh hưởng không chỉ đến vẻ ngoài mà còn gây khó chịu và tự ti cho người bệnh. Đây là tình trạng viêm da mạn tính với các dấu hiệu đặc trưng có thể nhận biết được bằng mắt thường. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ bệnh lý này với các vấn đề da liễu khác, nguyên nhân gây bệnh và thăm khám với bác sĩ để có hướng điều trị ngay!

Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm da mặt, nguyên nhân và hướng điều trị
Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm da mặt, nguyên nhân và hướng điều trị

Các dấu hiệu nhận biết chàm da vùng mặt

Chàm da mặt là một nhóm các bệnh lý liên quan đến tình trạng viêm nhiễm, kích ứng và dị ứng. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, nguyên nhân khởi phát và các biểu hiện bên ngoài mà bác sĩ có thể xác định được bạn bị chàm da mặt loại nào: viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, bệnh tổ đỉa, viêm da tiết bã, viêm da ứ nước, chàm sữa (trẻ em). Dưới đây là một số đặc điểm nhận dạng khi bị chàm da:

Da mặt ửng đỏ, ngứa rát: Ngứa là dấu hiệu phổ biến và thường kéo dài, đặc biệt là khi da bị kích thích bởi nhiệt độ, mỹ phẩm, hoặc mồ hôi. Vùng da bị chàm thường đỏ, rát và có cảm giác căng tức.

Bề mặt bị khô và bong tróc: Chàm da mặt thường làm giảm độ ẩm tự nhiên của da, khiến da khô, nứt nẻ và dễ bong tróc. Tình trạng này có thể xuất hiện ở má, trán, hoặc cằm, gây cảm giác khó chịu và làm giảm thẩm mỹ.

Mụn nước li ti hoặc rỉ dịch: Trong giai đoạn cấp tính, vùng da mặt bị chàm có thể xuất hiện các mụn nước nhỏ. Nếu gãi nhiều, mụn nước có thể vỡ ra, gây rỉ dịch và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Vùng da dày lên hoặc đổi màu: Khi chàm chuyển sang giai đoạn mạn tính, da có xu hướng dày sừng lên, thậm chí có sự thay đổi bất thường của các sắc tố, khiến da tối hoặc nhạt màu hơn so với da xung quanh.

Phân biệt chàm da mặt với các bệnh khác

+ Vảy nến: Da thường có vảy bạc dày đặc hơn, xuất hiện không chỉ trên mặt mà cả da đầu, khuỷu tay, đầu gối.

+ Mụn trứng cá: Liên quan đến vi khuẩn và tuyến bã nhờn, thường xuất hiện kèm mụn đầu đen, đầu trắng.

Hiểu rõ các triệu chứng giúp phân biệt chàm da mặt với các bệnh khác, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Tìm hiểu thêm: Da mặt bị sần: Nguyên nhân và cách chăm sóc

Bác sĩ da liễu giải đáp nguyên nhân gây chàm da mặt

Các yếu tố về thời tiết, môi trường, sức khỏe, di truyền làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm da
Các yếu tố về thời tiết, môi trường, sức khỏe, di truyền làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm da

Chàm da mặt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả yếu tố bên trong lẫn bên ngoài. Dưới đây là những nguyên nhân chính đã được chứng minh:

Yếu tố di truyền sinh học

Người có tiền sử gia đình mắc các bệnh liên quan đến cơ địa dị ứng như viêm da cơ địa, hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng thường có nguy cơ cao bị chàm. Điều này cho thấy yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng.

Hàng rào bảo vệ da suy yếu

Lớp biểu bì trên da mặt có chức năng bảo vệ khỏi các tác nhân bên ngoài. Khi hàng rào này suy yếu, da dễ bị mất nước, khô và nhạy cảm hơn với các yếu tố kích thích, vi khuẩn và làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm.

Yếu tố tác động môi trường

Thời tiết khô hanh, ô nhiễm không khí, vấn đề về nguồn nước hoặc thay đổi nhiệt độ môi trường sống một cách đột ngột, không có sự chuẩn bị, có thể làm da dễ bị kích ứng và phát triển các bệnh lý da liễu, bao gồm cả chàm.

Tiếp xúc với chất kích thích

Mỹ phẩm chứa hương liệu, chất tạo màu, hoặc chất bảo quản dễ gây kích ứng cho da nhạy cảm. Ngoài ra, các sản phẩm tẩy rửa mạnh hoặc nước nóng cũng có thể làm bệnh chàm da bùng phát.

Vấn đề tâm lý và sức khỏe

Căng thẳng tâm lý, stress kéo dài, các áp lực trong công việc – cuộc sống hoặc thiếu ngủ làm suy giảm hệ miễn dịch, kích thích hormone Cortisol,  khiến cơ thể dễ phản ứng quá mức với các yếu tố kích thích, từ đó gây ra chàm.

Dị ứng với thực phẩm

Một số loại thực phẩm như hải sản, sữa, một số loại hạt, hoặc thực phẩm giàu chất bảo quản có thể gây kích ứng cho cơ địa nhạy cảm. Điều này ít khi trực tiếp gây ra bệnh chàm nhưng có xu hướng khiến làn da suy yếu, dễ mắc bệnh da liễu hơn.

Những yếu tố trên thường kết hợp với nhau, tạo nên tình trạng chàm da mặt phức tạp. Điều quan trọng là cần xác định nguyên nhân cụ thể để có hướng điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm: Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt có nguy hiểm không? Cách xử lý

Điều trị bệnh chàm da ở mặt bằng cách nào?

Điều trị chàm da mặt cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và một số liệu pháp chuyên sâu kết hợp
Điều trị chàm da mặt cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và một số liệu pháp chuyên sâu kết hợp

Chàm da mặt có thể điều trị hiệu quả nếu được chăm sóc và quản lý đúng cách. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây là bệnh lý mạn tính, có nguy cơ tái phát nếu không duy trì các biện pháp phòng ngừa. Thông thường, bạn cần phải thăm khám trực tiếp với các bác sĩ da liễu để được chỉ định phương pháp trị liệu phù hợp. Phổ biến nhất là sử dụng thuốc bôi và uống theo chỉ định:

  • Thuốc bôi corticosteroid: Giúp tiêu viêm, giảm ngứa và kiểm soát các triệu chứng kích ứng nhanh chóng. Tuy nhiên, không nên lạm dụng (dùng quá liều, sử dụng không theo chỉ định) vì có thể gây mỏng da.
  • Thuốc ức chế calcineurin: Đây là một dạng thuốc ức chế miễn dịch, có khả năng chống viêm, kiểm soát một số bệnh lý viêm da. Loại thuốc này cũng là lựa chọn thay thế an toàn hơn cho vùng da mặt nhạy cảm.
  • Thuốc kháng histamin: Loại thuốc phổ biến được áp dụng để ngăn ngừa các triệu chứng dị ứng, thuốc này giúp giảm ngứa da do chàm hiệu quả, đặc biệt trong trường hợp ngứa dữ dội vào ban .

Trong trường hợp chàm da nặng, chàm da khởi phát sớm (từ giai đoạn sơ sinh) và vẫn kéo dài (ngắt quãng) khi trưởng thành. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bác sĩ thường chỉ định áp dụng thêm liệu pháp ánh sáng, một số phương pháp y học chuyên sâu hơn để giảm viêm và kiểm soát triệu chứng (nếu có nhiều bệnh nền).

Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh chàm da mặt, chúng ta cũng cần chú trọng chăm sóc da tại nhà để ngăn ngừa bệnh tái phát, do không thể trị chàm dứt điểm. Điều này có thể bao gồm việc dưỡng ẩm, bảo vệ da, thay đổi chế độ ăn uống, kiểm soát căng thẳng, sinh hoạt điều độ hơn. Đồng thời, cần tuân theo lịch trình đã đặt ra một cách đều đặn, kiên nhẫn để cải thiện sức khỏe làn da tốt hơn. 

Chuyên gia khuyến nghị: 5+ thuốc trị nấm da mặt bôi ngoài được chuyên gia khuyên dùng

Đánh giá chung: Chàm da mặt là một bệnh lý da liễu phức tạp với những ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ, sinh hoạt và sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, nếu được nhận biết sớm và điều trị đúng cách, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát tốt tình trạng này. Đừng để chàm da mặt làm bạn mất tự tin, hãy chủ động liên hệ phòng khám và tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia da liễu.

Liên hệ ngay tới Hotline: 093.770.6666 của Mega Gangnam để được tư vấn và chăm sóc da toàn diện. Mega Gangnam luôn đồng hành cùng bạn trên hành trình tìm lại làn da khỏe mạnh và rạng rỡ!