Phấn rôm từ lâu đã được phát triển như một sản phẩm chăm sóc da dành riêng cho nhóm đối tượng là trẻ em.Tuy nhiên, những năm gần đây, các sản phẩm này dần được cải tiến và có tính ứng dụng cao hơn. Thậm chí, nhiều người bắt đầu tìm hiểu và áp dụng phấn rôm vào mục đích chăm sóc da mặt. Vậy tác dụng của phấn rôm đối với da mặt như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết cho bạn đọc về vấn đề này.
Thành phần và tác dụng của phấn rôm đối với da mặt
Phấn rôm được cấu tạo từ những thành phần chủ yếu được chiết xuất từ thiên nhiên, nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng trên bề mặt da em bé. Những thành phần này không chỉ có vai trò trong việc chăm sóc da mà còn được thiết kế để giảm thiểu nguy cơ kích ứng. Dưới đây là các thành phần chính của phấn rôm:
Thành phần hoạt chất có trong phấn rôm
- Talc (bột khoáng tự nhiên): Talc là thành phần chủ đạo, được biết đến với khả năng hút ẩm vượt trội.
- Zinc oxide (kẽm oxit) và zinc stearate (kẽm stearate): Đây là hai hoạt chất thường thấy trong phấn rôm cùng nhiều loại mỹ phẩm, vốn nổi tiếng với khả năng chống viêm và làm dịu da.
- Bột bắp (cornstarch) hoặc bột gạo: Tinh bột tự nhiên thường được thêm vào phấn rôm để tăng khả năng hấp thụ độ ẩm và mang lại cảm giác mềm mại trên da.
- Hương liệu và chiết xuất thiên nhiên: Nhiều loại phấn rôm được bổ sung thêm các chiết xuất thiên nhiên như hoa oải hương, lô hội, hoặc vitamin E…
Tác dụng của phấn rôm đối với da mặt như thế nào?
- Kiềm dầu hiệu quả: Công dụng lớn nhất và được nhiều người yêu thích nhất của phấn rôm nằm ở khả năng hút dầu, làm khô thoáng bề mặt da. Khi được áp dụng lên mặt, phấn rôm là lựa chọn đáng để cân nhắc với với các da dầu, hỗn hợp thiên dầu vào những ngày hè, độ ẩm cao.
- Giảm ma sát và kích ứng: Trường hợp các bạn có làn da nhạy cảm, dễ đỏ rát,dễ bị viêm cũng có thể dùng phấn rôm (nếu không dị ứng bảng thành phần). Lúc này, phần bột phấn đóng vai trò như một lớp bảo vệ bên ngoài, giảm thiểu ma sát giữa da và các tác nhân gây kích ứng.
- Làm mềm và mịn da: Sự kết hợp của các thành phần như bột talc và kẽm, tạo ra khả năng kháng khuẩn, chống viêm cho da mặt. Không chỉ vậy, những thành phần này cũng giúp bề mặt da trở nên mềm mại, láng mịn, hồng hào hơn hẳn sau khi sử dụng.
- Hỗ trợ làm khô tổn thương nhỏ: Đối với các vùng da thường xuyên đổ nhiều mồ hôi, có dấu hiệu kích ứng nhẹ, dễ bị tổn thương ngoài da. Dùng phấn rôm đúng cách giúp làm khô vết thương nhanh hơn. Tuy nhiên, cần tránh áp dụng lên các vết thương hở, còn chảy máu hoặc vùng da bị viêm nặng.
- Ngăn ngừa mụn trứng cá: Việc hút dầu thừa hiệu quả và giữ cho da thông thoáng giúp hạn chế môi trường phát triển của vi khuẩn gây mụn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu sử dụng sai cách hoặc để phấn rôm tích tụ trên da mà không làm sạch đúng, nó có thể gây phản tác dụng, làm bít lỗ chân lông.
- Hỗ trợ trong trang điểm: Phấn rôm được nhiều người sử dụng như một sản phẩm đa năng hỗ trợ cho mục đích trang điểm. Sản phẩm này hoàn toàn có thể thay thế phấn phủ, dùng để dặm lại lớp make up và giảm độ bóng dầu trên khuôn mặt.
Tìm hiểu thêm: Top 7+ kem dưỡng ẩm da mặt cho trẻ sơ sinh lành tính, mềm mịn
Dùng phấn rôm trên da mặt như thế nào đúng cách?
Phấn rôm với khả năng kiềm dầu, giữ da khô thoáng và rất nhiều lợi ích khác, thực tế là một giải pháp tiện lợi khi chăm sóc da mặt. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả và tránh rủi ro, bạn cần áp dụng đúng cách theo các hướng dẫn chi tiết dưới đây:
Chọn sản phẩm phấn rôm phù hợp với da mặt
- Ưu tiên thành phần lành tính: Chọn phấn rôm không chứa hương liệu, chất bảo quản (parabens), hoặc các hóa chất dễ gây kích ứng. Sản phẩm dành riêng cho da nhạy cảm hoặc trẻ em thường là lựa chọn an toàn.
- Kiểm tra nguồn gốc: Chỉ mua phấn rôm dùng cho da mặt từ các thương hiệu uy tín, có chứng nhận an toàn từ cơ quan y tế quốc tế. Tuyệt đối tránh xa những dòng sản phẩm giá rẻ, không rõ nguồn gốc, thiếu tính đảm bảo.
Hướng dẫn sử dụng phấn rôm trên da mặt
Cách 1: Dùng phấn rôm kiềm dầu hàng ngày
Phấn rôm đặc biệt hiệu quả trong việc kiểm soát dầu thừa, bã nhờn đặc biệt ở vùng chữ T (trán, mũi và cằm) cho các bạn da dầu, vào những ngày hè.
- Làm sạch mặt bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ và lau khô với bông tẩy trang.
- Dùng một miếng bông phấn hoặc cọ mềm, lấy một lượng nhỏ phấn rôm.
- Nhẹ nhàng dặm một lớp phấn mỏng lên vùng da nhờn, tránh gây bí da.
Cách 2: Tạo lớp phủ nhẹ sau trang điểm
Phấn rôm có thể thay thế phấn phủ trong một số trường hợp, giúp lớp trang điểm lâu trôi, có độ bám tốt, hạn chế bóng dầu hoặc tránh vỡ nền
- Hoàn thành các bước trang điểm cơ bản hàng ngày (kem nền, che khuyết điểm, phấn mắt, tạo khối…).
- Phủ một lớp mỏng phấn rôm bằng cọ lớn hoặc bông mút và dặm đều lên da, theo chiều từ trong ra ngoài, cần tập trung vào vùng dễ tiết dầu.
Cách 3: Làm dịu da mặt đang kích ứng
Phấn rôm có tác dụng làm dịu da khi bị ngứa, đỏ do kích ứng nhẹ cho em bé. Trường hợp có biểu hiện cháy nắng, gặp phải một số phản ứng bất thường với dị nguyên khác, bạn cũng có thể dùng phấn rôm
- Rửa sạch da mặt với nước mát và dung dịch dịu nhẹ, lau khô bằng khăn mềm cotton.
- Thoa một lớp phấn rôm mỏng (loại phấn hữu cơ) lên vùng da đang có biểu hiện bị kích ứng.
Lưu ý quan trọng: Quan sát phản ứng da sau khi dùng, nếu tình trạng không cải thiện, hoặc xuất hiện bất kỳ phản ứng nào bất thường, hãy ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm: Phân biệt các loại da mặt và một số khuyến nghị khi chăm sóc
Các trường hợp cần thận trọng khi dùng phấn rôm
Trên thực tế, có một số trường hợp cần đặc biệt lưu ý để tránh những tác dụng phụ không mong muốn khi dùng phấn rôm trên da mặt. Cụ thể như sau:
Da nhạy cảm hoặc dễ kích ứng
Da nhạy cảm thường rất dễ phản ứng với các tác nhân bên ngoài, bao gồm cả mỹ phẩm (phấn rôm). Trong khi đó, bảng thành phần của phấn rôm với các hạt talc hoặc kẽm oxit, có khả năng gây kích ứng (ngứa rát, châm chích, đỏ da, nổi mẩn li ti) ở các bạn có làn da quá mẫn cảm.
Da bị mụn viêm hoặc tổn thương
Với những người đang gặp tình trạng mụn viêm, mụn trứng cá, da bị tổn thương sâu hoặc có vết thương hở, việc sử dụng phấn rôm có thể làm tình trạng nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc bột phấn dễ bám vào lỗ chân lông, gây bít tắc nặng hơn và khiến cho vi khuẩn dễ phát triển.
Đọc thêm: Da mặt bị nổi mụn nước vì sao? Cách xử lý
Da khô hoặc thiếu nước nghiêm trọng
Phấn rôm có khả năng hút ẩm vô cùng mạnh mẽ, điều này có thể tốt với da dầu nhưng không tương thích với da khô, da dầu thiếu nước. Dùng phấn rôm khi không hiểu rõ đặc điểm da của mình khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn, dẫn đến hiện tượng bong tróc, da căng rát và dễ bị lão hóa sớm.
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Trong một số nghiên cứu khoa học lâm sàng, việc tiếp xúc với các loại phấn rôm chứa amiăng (asbestos) có thể gây hại đến sức khỏe, dù nguy cơ này tương đối thấp. Dẫu vậy, nhóm đối tượng là phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cũng cần thận trọng hơn khi lựa chọn và sử dụng phấn rôm.
Sử dụng trên vùng da nhạy cảm khác
Ngoài da mặt, một số người cũng sử dụng phấn rôm cho nhiều khu vực như cổ, nách hoặc vùng ngực. Tuy nhiên, đây là những nơi có tuyến dầu phát triển, da mỏng và nếu không được làm sạch kỹ, phấn rôm có thể tích tụ trong các nếp gấp, dẫn đến tình trạng bít tắc, gây mẩn ngứa hoặc kích ứng và lây lan nhanh.
Bài viết liên quan: Gợi ý 5 loại thuốc bôi dị ứng da mặt hiệu quả nhanh
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp cho bạn đọc thông tin về các tác dụng của phấn rôm đối với da mặt. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về cách chăm sóc da hoặc muốn tìm hiểu thêm các sản phẩm phù hợp, hãy liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ chi tiết và chuyên nghiệp!