Hệ thống nội tiết có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các chức năng quan trọng cơ thể, đặc biệt là khả năng chuyển hóa năng lượng cho các tế bào, cơ quan vận hành. Hoạt động của hệ thống này ảnh hưởng đến sự phát triển, trao đổi chất, chức năng tình dục và tâm trạng của cơ thể. Vậy khi cơ thể bị rối loạn nội tiết thì cơ thể sẽ ra sao? Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị trong bài viết dưới đây nhé.
Các tuyến nội tiết chính của cơ thể
Các tuyến nội tiết chính của cơ thể bao gồm:
- Vùng dưới đồi: có mối liên hệ mật thiết qua đường mạch máu và đường thần kinh với tuyến yên. Các hormon do tuyến này tiết sẽ bao gồm TSH – TRH, ACTH – CRH, FSH và LH-GnRH, Prolactin – PIH, ADH, oxytocin.
- Tuyến yên: còn được gọi là “tuyến chủ” bởi nó ảnh hưởng nhiều đến các tuyến khác, đặc biệt là tuyến giáp. Tuyến yên gồm các hormon GH, Prolactin, ACTH, TSH, FSH, LH, Lipoprotein… với các chức năng khác nhau như quyết định sự tăng trưởng của cơ thể (GH), sự tăng trưởng và phát triển các tuyến sinh dục (LH, FSH).
- Tuyến tùng: nằm gần trung tâm của não bộ và có thể sản xuất các nội tiết tố điều khiển giấc ngủ.
- Tuyến giáp trạng: nằm ở hai bên và phía trước khí quản, ngay dưới thanh quản có chức năng của tuyến giáp là điều hòa sự trao đổi chất.
- Tuyến cận giáp: nằm ngay sau tuyến giáp, hormon tuyến cận giáp là Parahormon – PTH, có tác dụng lên các bộ phận xương, thận, ruột,… của cơ thể.
- Tuyến ức: là cơ quan quan trọng tạo hệ miễn dịch, giúp tế bào miễn dịch lympho T từ dạng tế bào non thành tế bào trưởng thành, có chức năng miễn dịch.
- Tuyến tụy: thực hiện cả chức năng nội tiết và ngoại tiết.
- Tuyến thượng thận: tiết ra các hormone giúp cân bằng cơ thể, tiết ra 2 hormon quan trọng là catecholamin và cortisol.
Nồng độ hormone trong cơ thể quá cao hoặc quá thấp, đều dẫn đến nội tiết tố bị rối loạn và chúng xảy ra khi cơ thể không đáp ứng với kích thích tố theo cách nó yêu cầu.
Nguyên nhân bệnh rối loạn nội tiết tố
Gồm 2 nguyên nhân chính:
- Xảy ra khi một tuyến nội tiết nào đó của cơ thể sản sinh ra quá nhiều hoặc quá ít nội tiết tố, đây là sự mất cân bằng hormone.
- Sự phát triển của các tổn thương trong hệ thống nội tiết (chẳng hạn như các nốt hoặc khối u bất thường).
Sự bài tiết các hormon trong cơ thể được điều hòa chủ yếu bằng cơ chế điều hòa ngược mà các tín hiệu điều hòa xuất phát từ các tuyến yên hoặc các tuyến ngoại biên khác. Khi cơ chế điều hòa này có vấn đề chúng sẽ dẫn đến tình trạng tăng hoặc giảm nội tiết tố.
>> Xem thêm:
Cindy Thái Tài: “Luôn trân quý cuộc đời dù có ra sao”
3 công nghệ trẻ hóa da mới nhất thế giới hiện nay
Triệu chứng bệnh rối loạn nội tiết tố
Dấu hiệu nhận biết rối loạn nội tiết tố có thể được ghi nhận qua các biểu hiện như:
- Cơ thể mệt mỏi, bồn chồn, lo lắng, buồn chán, và đôi khi có những suy nghĩ tiêu cực.
- Sự căng thẳng áp lực về mặt tâm lý, stress kéo dài mà không rõ nguyên nhân.
- Các vấn đề về da: rối loạn nội tiết là nguyên nhân hàng đầu gây nên các vấn đề về da như: khô da, mụn trứng cá, thâm nám…
- Giảm ham muốn tình dục ở cả nam và nữ giới.
- Ở nam giới, việc rối loạn nội tiết có thể biểu hiện bằng tình trạng xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, trầm cảm, kém tập trung, cơ bắp nhão, lông tay lông chân thưa thớt,…
- Ở nữ giới, tình trạng dễ nhận thấy như rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn tình dục, huyết áp tăng bất thường, tăng nguy cơ hiếm muộn, rậm lông, liên tục mắc các bệnh phụ khoa,…
Phòng ngừa bệnh rối loạn nội tiết tố
- Tập thể dục hàng ngày, vận động bằng những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, tập yoga,…
- Xây dựng chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi một cách khoa học như ăn đúng và đủ bữa, bổ sung một lượng chất béo vừa phải, cân đối các loại thức ăn, bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể… để quá trình sản xuất nội tiết tố hoạt động tốt hơn. Bổ sung đủ 1,5 – 2 lít nước lọc, có thể thay thế nước lọc bằng các loại nước ép rau quả tươi.
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp cân bằng sự rối loạn nội tiết tố trong cơ thể bằng cách bổ sung các thực phẩm cần thiết như đậu nành, cà rốt, khoai tây, rau diếp, bông cải xanh,… Đồng thời ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo không bão hòa như dầu ô liu, dầu cải, dầu lạc, quả bơ,… Việc duy trì một chế độ ăn uống khoa học chính là cách giúp trẻ hóa da hiệu quả nhất tại nhà mà chị em nên thực hiện.
- Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung các các axit béo trong cơ thể một cách hợp lý như Omega – 3, Omega – 6 bằng cách tìm kiếm các thực phẩm từ cá thu, cá hồi, dầu bắp, đậu nành,…
- Sử dụng các loại thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng cũng giúp cơ thể có hệ miễn dịch tốt, tốt nhất là nên dùng thực phẩm hữu cơ và rau tự trồng.
- Hạn chế, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, tác hại từ bên ngoài.
- Ngủ đủ giấc, hạn chế và tốt nhất nên tránh thức khuya, tránh làm việc quá sức, stress trong thời gian dài…
- Sử dụng thuốc tránh thai và các loại thuốc điều trị bệnh cần theo đúng hướng dẫn của chuyên gia, không lạm dụng thuốc đặc biệt là thuốc tránh thai.
- Bạn có thể thực hiện xét nghiệm máu định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời tình trạng rối loạn nội tiết tố.
Trên đây là những thông tin cơ bản về nguyên nhân của rối loạn nội tiết cũng như cách điều tiết chứng bệnh bằng chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn luôn giữ được một sức khỏe tốt và một cơ thể khỏe mạnh!
Nguồn: Thẩm mỹ viện Mega Gangnam