Da mặt nổi hạt sần sùi là một hiện tượng bất thường, hiếm khi xảy ra. Nếu xuất hiện tình trạng này, có khả năng bạn đang gặp phải một số vấn đề da liễu cho cách chăm sóc, phản ứng với một số yếu tố kích thích hoặc nguyên nhân bệnh lý. Vậy hiện tượng này có nghiêm trọng không và điều trị như thế nào? Dưới đây là những thông tin được cung cấp bởi các chuyên gia!

Da mặt nổi hạt sần sùi là bị làm sao?
Như đã đề cập ở trên, hiện tượng da mặt nổi hạt sần sùi là biểu hiện của một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau liên quan đến bệnh lý về da hoặc sức khỏe tổng thể. Để xử lý hiệu quả tình trạng này, bạn cần hiểu rõ nguồn gốc gây ra vấn đề.
Tắc nghẽn sâu trong lỗ chân lông
Da mặt tiết dầu nhiều nhưng không được làm sạch đúng cách là nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng sần sùi. Lỗ chân lông bị tắc nghẽn sẽ hình thành những nốt nhỏ li ti, như mụn ẩn, sợi bã nhờn và thường xuất hiện ở vùng mũi, trán và cằm. Biểu hiện này đi kèm với cảm giác da thô ráp, không mịn màng khi chạm vào.
Dị ứng mỹ phẩm hoặc thực phẩm
Phản ứng dị ứng với mỹ phẩm hoặc thức ăn cũng có thể khiến da mặt nổi hạt sần sùi. Tình trạng này thường đi kèm với biểu hiện ngứa ngáy, mẩn đỏ hoặc rát da. Nếu không xử lý kịp thời, da có thể bị viêm hoặc tổn thương nghiêm trọng hơn.
Đọc thêm: Dị ứng da mặt có nguy hiểm không? Xử lý như thế nào?
Bệnh lý viêm da tiết bã ở mặt

Bệnh lý này gây ra các vùng da nhiều dầu nhờn, bị sần sùi, có vảy trắng hoặc vàng ở những khu vực có lỗ chân lông phát triển như trán, cằm, hai bên cánh mũi. Tình trạng này khó có thể điều trị dứt điểm và có khả năng tái phát do ảnh hưởng của thời tiết hoặc hormone.
Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm
Nhiễm trùng da do vi khuẩn hoặc nấm có thể làm xuất hiện các hạt sần sùi, kèm theo triệu chứng sưng đỏ và đau rát hay thậm chí là lở loét. Những trường hợp này thường xuất phát từ những ảnh hưởng của môi trường ô nhiễm, do vệ sinh da không đúng cách, sức khỏe suy yếu.
Các bệnh lý về da nghiêm trọng
- Chàm hoặc vảy nến: Các bệnh lý về da mãn tính như chàm hoặc vảy nến khiến da khô hơn, nổi hạt đỏ, mẩn ngứa, đau rát, bong tróc, dễ lây lan và đi kèm một số dấu hiệu khác.
- Dày sừng nang lông: Là tình trạng da khô, sần sùi ở vùng má (ít phổ biến hơn) hoặc cánh tay, vùng mông, lưng do tích tụ keratin trong lỗ chân lông.
Tìm hiểu ngay: Da mặt bị ngứa sần sùi phải làm sao để hết?
Điều trị da mặt bị nổi sần tại nhà như thế nào?

Da mặt nổi sần sùi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như tắc nghẽn lỗ chân lông, da khô, hoặc dị ứng nhẹ. Nếu nguyên nhân không quá nghiêm trọng, bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng này tại nhà bằng các biện pháp khoa học và hợp lý ngay tại nhà theo các hướng dẫn cụ thể dưới đây.
Chú trọng làm sạch da đúng cách
- Tẩy trang hàng ngày: Đặc biệt quan trọng ngay cả khi không trang điểm, vì bụi bẩn và dầu thừa có thể tích tụ, gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Sử dụng sản phẩm tẩy trang dịu nhẹ, không chứa cồn để tránh làm da kích ứng.
- Sữa rửa mặt phù hợp: Chọn sữa rửa mặt không chứa xà phòng, có độ pH từ 4.5 – 5.5 là an toàn nhất để duy trì lớp màng bảo vệ tự nhiên của da. Nếu da dầu, dễ bị mụn có thể chọn sản phẩm chứa Salicylic Acid để làm sạch sâu.
Tẩy tế bào chết da mặt định kỳ
- Tẩy tế bào chết vật lý: Sử dụng sản phẩm có hạt mịn nhỏ, tránh các sản phẩm có kích thước hạt lớn và nhẹ nhàng massage để tránh làm tổn thương da.
- Tẩy tế bào chết hóa học: Các sản phẩm chứa AHA (Glycolic Acid) hoặc BHA (Salicylic Acid) sẽ giúp làm bề mặt, tế bào chết tồn đọng trong sạch lỗ chân lông và cải thiện kết cấu da.
Dưỡng ẩm đầy đủ cho da
- Chọn kem dưỡng ẩm phù hợp: Sử dụng sản phẩm dưỡng da chứa Hyaluronic Acid, Glycerin hoặc Ceramides để cấp nước, làm dịu và khóa ẩm cho da đối với những trường hợp da mặt nổi hạt sần sùi do kích ứng môi trường.
- Tăng độ ẩm không khí: Biện pháp này nên được áp dụng vào mùa đông, khi thời tiết khô hanh, độ ẩm trong không khí quá thấp. Môi trường đủ ẩm giúp hạn chế mất nước trong da và chống khô.
Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Ăn thật nhiều rau xanh, hoa quả tươi ít đường giàu vitamin A, C, E hàng ngày. Đồng thời, bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa Protein, Omega-3 để thúc đẩy tái tạo da, tăng sinh collagen và cải thiện đề kháng.
- Uống đủ nước: Nước giúp duy trì độ ẩm tự nhiên và hỗ trợ đào thải độc tố khỏi cơ thể hiệu quả. Vì vậy, cần uống đủ lượng nước được khuyến nghị hàng ngày để vừa làm đẹp da và cải thiện sức khỏe.
- Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc từ 7-8 tiếng mỗi ngày (khuyến khích ngủ sớm) để da có thời gian tái tạo và phục hồi.
Bảo vệ da khỏi tác động môi trường
- Thoa kem chống nắng hàng ngày: Dù ở trong nhà hay ngoài trời làn da vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi tia UV. Do đó, hãy sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tác hại của môi trường, hạn chế sạm da.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Đeo khẩu trang, quần áo dày có tác dụng chống nắng khi ra ngoài và rửa mặt ngay sau khi trở về để hạn chế bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ.
Không thể bỏ lỡ: 7+ cách trị da mặt sần sùi tại nhà đơn giản, hiệu quả chỉ sau 1 tuần
Khuyến nghị chung: Các phương pháp chăm sóc da mặt nổi hạt sần sùi được hướng dẫn ở trên chỉ cải thiện được những vấn đề da do tác động của môi trường, các yếu nội sinh tự nhiên và không phải bệnh lý. Trường hợp da nổi nốt sần sùi kéo dài, có nhiều biểu hiện đi kèm, viêm nhiễm, lan rộng hoặc có tiền sử bệnh nền về da, bệnh mãn tính, cần đến ngay cơ cơ y khoa để kiểm tra nhanh nhất có thể.
Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được tư vấn chuyên sâu về tình trạng da mặt nổi hạt sần sùi, vui lòng liên hệ Hotline: 093.770.6666 của Phòng khám thẩm mỹ quốc tế Mega Gangnam để nhận được sự hỗ trợ ngay bây giờ bởi đội ngũ y khoa hàng đầu.