Da mặt khô không chỉ gây ra cảm giác bức bối khó chịu mà còn làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên, tăng nguy cơ lão hóa sớm và nhiều bệnh lý da liễu. Hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp là cách giúp bạn lấy lại làn da mịn màng, khỏe đẹp. Vậy da mặt khô nên dùng gì để cải thiện nhanh chóng và hiệu quả? Hãy cùng khám phá qua bài viết dưới đây để tìm ra giải pháp tối ưu nhất cho làn da của bạn.

Tại sao da mặt có biểu hiện khô ráp?
Da mặt khô ráp là một trong những tình trạng da liễu phổ biến nhất hiện nay. Tình trạng này có thể xuất phát từ các yếu tố ngoại cảnh lẫn các vấn đề về sức khỏe và cách chăm sóc da hàng ngày. Cụ thể như sau:
Suy giảm lớp màng lipid tự nhiên của da
Lớp màng lipid được củng cố bởi sự cân bằng dầu – nước trên bề mặt, đóng vai trò như một hàng rào bảo vệ da khỏi các tác nhân bên ngoài và giữ độ ẩm trên bề mặt. Khi lớp màng này bị suy yếu, kém hiệu quả do tuổi tác, tiếp xúc với hóa chất, hoặc dùng sản phẩm tẩy rửa mạnh, da dễ mất nước và trở nên khô ráp.
Ảnh hưởng từ môi trường và thời tiết
- Thời tiết lạnh hoặc khô: Khí hậu lạnh, nhiệt độ thấp, hiện tượng khô hanh vào mùa đông làm độ ẩm trong không khí giảm mạnh, khiến da mất nước nhanh hơn, với các biểu hiện bong tróc vảy trắng, nứt nẻ.
- Tiếp xúc điều hòa nhiệt độ: Làm việc hoặc sinh hoạt trong môi trường khép kín, có sử dụng điều hòa liên tục nhiều giờ trong ngày, cũng có thể khiến da mặt và nhiều vùng da khác khô nẻ do thiếu độ ẩm tự nhiên.
Sinh hoạt và chăm sóc da không đúng cách
- Sử dụng sản phẩm không phù hợp: Dùng tẩy trang, sữa rửa mặt, tẩy tế bào chết da mặt có chất tẩy rửa mạnh, vi hạt bào mòn hoặc không bổ sung dưỡng ẩm sau khi rửa mặt thường gây khô da ngay lập tức và tăng tiết dầu nhờn sau vài giờ.
- Không uống đủ nước: Việc không cung cấp đủ nước cho cơ thể, nhất là vào những ngày trời khô hanh, giá rét khiến hoạt động của tế bào da kém hiệu quả, da dễ xỉn màu, bị khô hơn.
- Thói quen tắm nước nóng: Tắm nước quá nóng có thể giữ ấm cho cơ thể khi trời lạnh, thay đổi thời tiết hoặc khi bị ốm. Nhưng điều này có thể làm giãn nở lỗ chân lông, khiến da mất đi lớp dầu tự nhiên nhanh chóng, gây khô ráp.
Các yếu tố nội sinh trong cơ thể
- Tuổi tác: Tuổi tác ngày càng tăng lên, nhất là khi bước sang độ tuổi ngoài 30, lượng dầu tự nhiên mà da sản xuất giảm đi rất nhiều, hàng rào bảo vệ cũng suy yếu làm tăng nguy cơ da khô.
- Tình trạng sức khỏe: Một số bệnh lý da liễu như viêm da cơ địa, viêm da dị ứng tiếp xúc, bệnh vảy nến hoặc rối loạn hormone có thể gây khô da, ngứa rát, bong tróc…
- Thiếu dinh dưỡng: Chế độ ăn uống thiếu vitamin E, vitamin C, omega-3 và các khoáng chất vi lượng thiết yếu cũng là nguyên nhân phổ biến khiến cho sắc tố và cấu trúc da xuống cấp.
Tìm hiểu thêm: Da khô là da như thế nào? Cách chăm sóc da khô tốt nhất
Cải thiện da mặt bị khô được không? Tại sao?

Tình trạng da khô thường xuất phát từ những nguyên nhân phổ biến như mất nước, thiếu dưỡng chất, hoặc do tác động từ môi trường. Khi xác định được nguyên nhân và thực hiện các biện pháp chăm sóc da phù hợp, da có thể dần trở nên mềm mại và khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp da khô đều có thể tự cải thiện tại nhà. Một số tình trạng khô da nghiêm trọng hoặc liên quan đến bệnh lý cần có sự can thiệp của bác sĩ da liễu.
Các trường hợp đáp ứng hiệu quả với việc tự chăm sóc
Những người bị khô da do nguyên nhân bên ngoài thường cải thiện tốt nếu tuân thủ các biện pháp chăm sóc phù hợp.
- Mất nước do môi trường: Nếu da khô do khí hậu lạnh, hanh khô hoặc do ngồi trong phòng điều hòa, bạn có thể cải thiện bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm, uống nhiều nước và thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên.
- Sử dụng sản phẩm không phù hợp: Nhiều người gặp tình trạng khô da do dùng sản phẩm chứa cồn, chất tẩy rửa mạnh hoặc không bổ sung dưỡng ẩm. Chuyển sang các sản phẩm dịu nhẹ, không chứa hương liệu và có thành phần cấp nước như glycerin, hyaluronic acid sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt.
- Thói quen sinh hoạt: Một số thói quen như tắm nước nóng, không che chắn da trước ánh nắng mặt trời cũng gây khô da. Việc thay đổi thói quen này và bảo vệ da tốt hơn sẽ cải thiện tình trạng da đáng kể.
Các trường hợp cần có sự can thiệp của bác sĩ
Nếu da mặt khô không cải thiện dù đã áp dụng các biện pháp chăm sóc cơ bản, đây có thể là dấu hiệu của vấn đề phức tạp hơn. Những trường hợp dưới đây nên được bác sĩ da liễu thăm khám:
- Khô da kèm theo triệu chứng nghiêm trọng: Nếu da bong tróc, ngứa ngáy dữ dội hoặc xuất hiện vết nứt, nổi mẩn hoặc có các triệu chứng liên quan đến bệnh lý da liễu. Những trường hợp này cần sử dụng thuốc bôi, thuốc uống hoặc áp dụng liệu pháp điều trị y khoa theo chỉ định.
- Da khô do lão hóa: Khi lão hóa, da mất đi độ đàn hồi và khả năng giữ nước. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các liệu pháp trẻ hóa da như tiêm filler, điều trị bằng laser ánh sáng, liệu pháp trẻ hóa toàn năng Meta Elite để giảm thiểu các dấu hiệu lão hóa và tái tạo da.
- Khô da liên quan đến bệnh lý: Một số bệnh lý như suy giáp, tiểu đường hoặc thiếu hụt vitamin nghiêm trọng cũng khiến da khô nứt nẻ. Trong trường hợp này, cần thăm khám với bác sĩ để có hướng điều trị nguyên nhân gốc rễ.
Không thể bỏ lỡ: Cách trị da khô nứt nẻ tại nhà sao cho nhanh khỏi?
Da mặt khô nên dùng gì để khắc phục nhanh chóng?

Da mặt khô không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn là dấu hiệu của sự tổn thương hàng rào bảo vệ da. Để khắc phục hiệu quả, cần sử dụng các sản phẩm phù hợp chứa những hoạt chất dưỡng ẩm, phục hồi và bảo vệ làn da. Dưới đây là các nhóm sản phẩm và thành phần được các chuyên gia khuyến nghị:
Kem dưỡng ẩm:
- Hyaluronic Acid (HA): Thành phần hoạt chất giữ nước tự nhiên, giúp tạo hiệu ứng da ngậm nước và căng mịn, giảm khô bong tróc.
- Glycerin: Hoạt chất cấp ẩm, làm dịu có trong nhiều sản phẩm làm đẹp chuyên sâu giúp cho da mềm mịn, ẩm mượt dài lâu.
- Ceramide: Thành phần lành tính, an toàn tuyệt đối, cho hiệu quả phục hồi hàng rào bảo vệ da, giảm tình trạng mất nước và bong tróc.
- Squalane: Có trong nhiều sản phẩm dưỡng và là chất làm mềm tự nhiên, an toàn, bổ sung độ ẩm, ngừa khô da.
Có thể bạn quan tâm: TOP 7 kem dưỡng ẩm da mặt tốt nhất cho mọi loại da
Tinh chất dưỡng da:
- Niacinamide: Cải thiện các vấn đề về sắc độ, chống viêm, nâng cao độ đàn hồi của da, củng cố sức khỏe tổng thể cho da.
- Vitamin E: Là chất chống oxy hóa mạnh được khuyên dùng cho da khô, da nhạy cảm với khả năng làm mịn, giữ ẩm trong nhiều giờ.
- Panthenol (Pro-vitamin B5): Được khuyến nghị bởi các bác sĩ da liễu với công dụng làm dịu da, giảm kích ứng (đỏ, viêm) và tăng cường khả năng giữ nước của da.
Khám phá: Cách làm da không bị khô vào mùa đông cho mọi đối tượng!
Kem chống nắng:
- Các thành phần chống nắng vật lý hoặc dạng thuần chay được khuyến nghị dùng cho da khô, da mất nước nhằm chống lại các tác động từ tia UV.
- Kem chống nắng dùng cho da mặt khô cũng cần bổ sung thêm chất dưỡng ẩm như chiết xuất thiên nhiên, glycerin hoặc ceramide chống hay hơi nước, tránh khô rít da mặt.
Đọc thêm: Da khô thiếu chất gì? Cách bổ sung để có làn da căng bóng
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp cho bạn đọc thêm các thông tin quan trọng giải đáp nguyên nhân và cách chăm sóc da mặt khô. Nếu bạn cần thêm tư vấn hoặc hỗ trợ chuyên sâu hơn nữa, hãy liên hệ ngay tới Hotline: 093.770.6666 của Phòng khám thẩm mỹ quốc tế Mega Gangnam để được đội ngũ chuyên gia tư vấn tận tình.