Phòng Khám Quốc Tế Mega Gangnam

Cấp ẩm cho da dầu như thế nào cho đúng cách?

Một số chị em sở hữu làn da dầu nhưng luôn nghĩ rằng da dầu thì không cần cấp ẩm vì chúng luôn trong tình trạng ẩm ướt, khó mà bị khô da. Nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại, da dầu vẫn rất cần được cấp ẩm để bảo vệ từ sâu bên trong. Vậy cấp ẩm cho da dầu như thế nào cho đúng? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Vì sao da dầu vẫn cần được dưỡng ẩm? 

Bản chất của da dầu được hiểu như sau: Làn da có vùng chữ T & 2 bên má tiết ra khá nhiều dầu, bề mặt da luôn bị bóng và cảm giác nhờn dính chạm vào. Hiện tượng này là do tuyến bã nhờn dưới da hoạt động mạnh mẽ khi nhận biết làn da bị thiếu ẩm, thiếu nước. Chúng bài tiết dầu để giữ ẩm, tạo thành giọt dạng mỡ, đào thải qua lỗ chân lông.

Da nhiều dầu gây ra các tình trạng mụn, viêm, khô da 
Da nhiều dầu gây ra các tình trạng mụn, viêm, khô da

Thực chất, da dầu không có nghĩa là da có đủ độ ẩm cần thiết, vì đơn giản dầu không phải là độ ẩm. Rõ ràng bạn biết dầu không hòa tan với nước. Vì vậy, đừng để làn da thiếu đi độ ẩm mà bị phủ một lớp dầu bóng trên mặt.

Ngoài ra, hiện tượng mất cân bằng độ ẩm này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: sinh lý (độ tuổi dậy thì), tâm lý (do áp lực công việc), chế độ sinh hoạt, ăn uống,.. Thực tế, chính vì làn da bạn thiếu nước nên tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn. Nếu được cung cấp đủ nước, dầu nhờn có thể được hạn chế phần nào.

Tác dụng của việc cân bằng độ ẩm cho da dầu 

Nếu da tiết dầu một cách vô tội vạ thì sẽ gây tắc nghẽn lỗ chân lông, gây nên mụn trứng cá thậm chí là viêm mụn khó điều trị nếu về lâu về dài. Cho nên có một cơ chế chăm sóc cho da dầu bằng cách cân bằng độ ẩm cho dầu cũng chính là cách để trẻ hóa làn da giúp cho da vừa đẹp vừa khỏe mạnh hơn.

Cách cung cấp ẩm cho da dầu đúng cách

Đối với các sản phẩm dưỡng ẩm đậm đặc, giàu dưỡng chất có thể làm da bạn bị bít tắc lỗ chân lông, vi khuẩn dễ bám vào, tạo điều kiện cho mụn hình thành & phát triển. Vì thế, nếu là da dầu bạn nên sử dụng các sản phẩm có chứa chất cấp ẩm như Glycerin, Hyaluronic Acid, Acid Lactic, Sodium Hyaluronate, Sorbitol, Panthenol, Butylene Glycol

Những sản phẩm kem dưỡng ẩm dạng nhẹ, loãng sẽ thẩm thấu vào da rất nhanh, không bị rít nên không gây mụn và cũng thường là không chứa các thành phần dầu.  

Nên sử dụng sản phẩm kiềm dầu để cấp ẩm cho da dầu

Ngoài việc dưỡng ẩm đầy đủ, bạn có thể lựa chọn sử dụng các sản phẩm kiềm dầu cũng là phần không thể thiếu trong quy trình chăm sóc da nhờn. Điều này hạn chế lượng dầu thừa không cần thiết trên bề mặt da chứ không phải triệt tiêu hoàn toàn. Sản phẩm dưỡng da cho da dầu bạn nên chọn sản phẩm không chứa “oil tree” để tránh tình trạng da bị bít và nặng nề.

  • Chọn sữa rửa mặt từ thành phần thiên nhiên, có thành phần axit salicylic 2%
  • Sử dụng loại sữa rửa mặt có hạt mịn nhỏ, ít bọt, thường là các loại dịu nhẹ với da
  • Các loại sữa rửa mặt tốt cho da hỗn hợp thường chứa benzoyl peroxide, salicylic acid, acid glycolic, hoặc beta hydroxy acid, free oil” (không dầu), hoặc không làm tắc lỗ chân lông.

Cấp ẩm cho da dầu bằng cách đắp mặt nạ sau khi tẩy tế bào chết 

Có nhiều sản phẩm tẩy tế bào chết trên thị trường kể cả những loại hợp với da dầu. Bạn có thể chọn các sản phẩm mặt nạ chứa axit glycolic, axit lactic, axit malic, axit salicylic – tất cả các axit alpha hydroxy (AHA). AHA sẽ làm mềm các tế bào da chết trên da của bạn, giúp chúng dễ dàng bong ra và sản sinh các tế bào mới.

Đắp mặt nạ là cách để cấp ẩm cho da dầu vô cùng hiệu quả
Đắp mặt nạ là cách để cấp ẩm cho da dầu vô cùng hiệu quả

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các mặt nạ thiên nhiên tự làm tại nhà để dưỡng ẩm cho da dầu như: mặt nạ cà chua, mặt nạ mật ong, dâu tây & sữa chua…

Xem thêm: Điểm mặt các phương pháp làm đẹp xa xỉ ‘đốn tim’ loạt sao Việt hạng A

Cách thoa kem, gel dưỡng ẩm cho da dầu nhờn 

  • Hãy lấy một lượng kem dưỡng ẩm vừa đủ và dùng các đầu ngón tay thoa nhẹ nhàng trên da theo chiều cấu tạo của cơ mặt
  • Đầu tiên, dưỡng ẩm cho đôi má, miết nhẹ theo đường vòng cung ngược từ cạnh mũi hướng ra phía tóc mai, không thoa theo hướng vòng tròn hay lên xuống. Bạn cũng không nên thoa kem dưỡng ẩm kéo xuống quá nhiều nếu không sẽ dễ khiến da mặt chảy xệ.
  • Vùng mắt, khi thoa kem hãy thoa nhẹ nhàng theo đường hốc mắt mí trên (dưới lông mày) và mí dưới, hạn chế miết kem vào vùng mí mắt.
  • Các động tác thoa kem kéo dài từ 2-3 phút, riêng vùng mắt chỉ cần 1 phút là đủ.

Phân biệt một số kem dưỡng ẩm cho da dầu

Kem dưỡng ẩm cho da dầu: là sản phẩm chăm sóc da mụn phổ biến với cấu tạo là hỗn hợp đặc, nặng với thành phần chứa đến 50% là nước, 50% là các dưỡng chất cần thiết cho da. Vì chứa nhiều dưỡng chất hơn nên loại kem này thường tạo cảm giác bết dính hơn.

Chọn dòng kem dưỡng ẩm phù hợp để cấp ẩm cho da dầu
Chọn dòng kem dưỡng ẩm phù hợp để cấp ẩm cho da dầu

Dưỡng ẩm dạng gel

Dạng gel có nồng độ nước cao và ít dầu, gel dưỡng ẩm thường có màu trắng đục hoặc không màu, có thành phần chính bao gồm nước, alcohol và chất béo dạng lỏng. Khi thoa, bạn sẽ thấy cảm giác mát lạnh, ít bị bết dính hơn.

Kem dưỡng ẩm dạng gel 
Kem dưỡng ẩm dạng gel

Dưỡng ẩm dạng lotion

Lotion có khả năng cấp ẩm tốt hơn dạng gel & thấm nhanh hơn tạo cảm giác khô thoáng, nhẹ mặt khi sử dụng. Dưỡng da dạng lotion là lựa chọn thích hợp trong các bước trang điểm cho da dầu ở những ngày nóng bức, tiết nhiều mồ hôi.

Trên đây là cách cấp ẩm cho da dầu nhờn bạn có thể tham khảo và thực hiện. Việc mỗi người có một cơ địa khác nhau, loại da khác nhau nên cách chăm sóc cũng khác. Tìm hiểu kĩ về làn da của mình giúp bạn dễ dàng sở hữu làn da đẹp như mong ước. Chúc bạn sớm lấy lại làn da không còn dầu, sáng mịn màng nhé! Đừng quên cập nhật các thông tin làm đẹp hàng ngày trên website Gangnam.com.vn của Thẩm mỹ viện Gangnam bạn nhé!