Da tay có thể bị khô, bong tróc, sần sùi, xuất hiện chảy xệ và thiếu sự mịn màng do chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Điều này tuy không ảnh hưởng nhiều đến ngoại hình nhưng thường gây cảm giác khó chịu và diễn biến phức tạp (bong tróc, nứt nẻ, nhiễm trùng…) nếu không được chăm sóc đúng cách. Tham khảo ngay bài viết này để được hướng dẫn chi tiết về cách làm mềm da tay bị khô ngay tại nhà!
Tại sao da tay thường xuyên bị khô?
Da tay thực tế dễ khô hơn da vùng mặt và một số khu vực khác do đặc tính của vùng da này, sự tiếp xúc trực tiếp với môi trường và một số yếu tố ngoại cảnh. Cùng khám phá những lý do chính khiến da tay của bạn dễ bị khô, tróc vảy dưới đây:
Đặc điểm tự nhiên của da tay: Cấu trúc bề mặt da tay có lớp biểu bì mỏng (dễ khô nứt), tuyến dầu ít hoạt động, chịu ma sát nhiều từ những vật dụng, thiết bị, hóa chất, môi trường nên khả năng da mỏng yếu, dễ bị tổn thương là rất cao.
Tác động của môi trường sống: Da tay có thể chịu tác động của tia UV bên ngoài môi trường (suy yếu lớp màng bảo vệ da, giảm sản xuất collagen, elastin..). Ngoài ra, sự chênh lệch, thay đổi nhiệt độ, độ ẩm xuống thấp cũng là nguyên nhân khiến da tay khô hơn.
Vấn đề về tuổi tác và lão hóa: Khi tuổi tác ngày càng tăng lên thì mức độ lão hóa cũng tỷ lệ thuận với điều đó. Tình trạng lão hóa làm suy giảm liên kết dưới da, giảm khả năng phục hồi, khiến cho các nếp nhăn xuất hiện, da tay nhanh chảy xệ, bị khô và tăng sắc tố.
Các sản phẩm tiếp xúc với da tay: Bàn tay thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn, bụi bẩn nên cần được làm sạch bằng xà phòng sát khuẩn nhiều lần trong ngày. Các thành phần trong xà phòng là một trong những nguyên nhân gây mất nước, bào mòn da. Điều này cũng tương tự với các hóa chất dùng trong vệ sinh nhà cửa, đồ vật, quần áo…
Cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng: Thiếu hụt nước và các nhóm chất dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể như sắt, kẽm, vitamin C, vitamin E, acid béo có lợi… cũng là một trong những nguyên nhân khiến da tay khô sạm, tróc vảy.
Lưu ý: Tình trạng da tay bị khô bất thường, kết hợp thêm một số đặc điểm như bong tróc nặng, xuất hiện các vết nứt, đỏ da, ngứa ngáy bên trong, nổi mẩn có thể liên quan đến một số bệnh lý tự miễn, viêm da hoặc biến chứng tiểu đường. Cần thăm khám ngay với bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị nhanh.
Khám phá ngay: Da khô thiếu chất gì? Cách bổ sung để có làn da căng bóng
Hướng dẫn cách làm mềm da tay bị khô hiệu quả
Nếu bạn đọc đang tìm kiếm những cách làm mềm da tay bị khô nhanh chóng và thật sự hiệu quả, dưới đây là những phương pháp có thể áp dụng được khuyến nghị bởi những chuyên gia da liễu hàng đầu:
Làm sạch da tay với sản phẩm phù hợp và đúng cách
Rửa tay là thói quen quan trọng thường được áp dụng để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn ở da tay khi tiếp xúc với các đồ vật, môi trường xung quanh. Tuy nhiên, để giảm thiểu tình trạng da tay bị bào mòn, khô sạm, mất nước… Bạn cần thay đổi những sản phẩm đang sử dụng hàng ngày, ưu tiên những dung dịch rửa tay dạng gel, dịu nhẹ, chiết xuất thiên nhiên. Ngoài ra, cũng cần hạn chế việc rửa tay trong ngày nếu không thật sự cần thiết và điều chỉnh nhiệt độ nước sao cho phù hợp.
Dưỡng ẩm đều đặn với các sản phẩm dành cho da tay
Thấu hiểu tầm quan trọng của việc dưỡng ẩm da tay. Các sản phẩm kem dưỡng cũng được phát triển dành riêng cho khu vực này với kết cấu đậm đặc, chứa nhiều dầu dưỡng, các chất làm mềm da tay. Theo khuyến nghị của các chuyên gia da liễu, bạn nên sử dụng kem dưỡng dành riêng cho da tay khoảng 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối. Đặc biệt nên ưu tiên các sản phẩm chứa urea, bơ hạt mỡ, ceramide, niacinamide…
Dùng dầu dưỡng bổ sung cho da tay ẩm mịn
Một trong những cách làm mềm da tay bị khô nhanh chóng mà ai cũng có thể áp dụng chính là các loại dầu dưỡng da chuyên dụng. Thực tế thì dầu dưỡng chứa nhiều acid béo hơn, có khả năng giữ ẩm và làm mềm cực tốt. Dùng dầu dưỡng có cho hiệu quả rõ rệt hơn hẳn các dòng kem dưỡng da tay trên thị trường. Do đó, khi da bị bong tróc, nứt nẻ do quá khô bạn nên cân nhắc dưỡng da bằng dầu 3-4 lần/tuần. Ưu tiên các sản phẩm thuần chay chứa dầu dừa, dầu hạnh nhân, dầu olive…
Đọc thêm: Cách trị khô da tay tại nhà như thế nào hiệu quả nhất?
Tẩy tế bào chết kết hợp ủ làm mềm tay
Da tay cũng cần được tẩy tế bào chết định kỳ hàng tuần để bạt sừng, tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất từ các sản phẩm chăm sóc da chuyên dụng. Đối với da tay bị khô nhưng không mỏng yếu có thể cân nhắc các loại tẩy tế bào chết body chứa hạt scrub mịn. Trường hợp da tay quá khô do lão hóa nên dùng tẩy tế bào chết hóa học chứa AHA. Thêm một tip nhỏ nữa để làm mịn da chính là ủ tay bằng các mặt nạ dưỡng da tay tự làm tại nhà chứa bột đậu đỏ, bột yến mạch, sữa chua…
Điều trị chuyên môn với các bệnh lý da liễu
Trường hợp da tay bị khô có khả năng liên quan đến các bệnh lý da liễu, cần thăm khám ngay với bác sĩ da liễu để được chỉ định hướng chăm sóc và điều trị đúng cách, kịp thời. Trong một số trường hợp, tình trạng da có diễn biến kéo dài liên quan đến các bệnh lý mãn tính, nấm da tay, chàm, nổi mề đay…Các bác sĩ thường yêu cầu việc trị liệu theo phác đồ chuẩn chỉnh để giảm thiểu biến chứng về sau.
Bài viết liên quan: Cách chăm sóc da khô thiếu nước hiệu quả nhanh sau 2 tuần!
Cung cấp độ ẩm cho da tay từ bên trong
Thiếu chất dinh dưỡng cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến da tay không được mịn màng. Do đó, bạn đọc có thể áp dụng cách làm mềm da tay bị khô thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày với việc bổ sung các loại vitamin thiết yếu, acid béo có lợi, chất chống oxy hóa… Các loại thực phẩm cung cấp những hoạt chất này tốt nhất có thể kể đến như: cá hồi, các loại hạt, rau củ, trái cây tươi sạch…
Khám phá: Cách trị da khô nứt nẻ tại nhà sao cho nhanh khỏi?
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp cho bạn đọc những thông tin về cách làm mềm da tay bị khô. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ trực tiếp với các chuyên gia của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ ngay bây giờ!