Da mụn là nền da thường dễ nhạy cảm, khó chăm sóc. Không ít người băn khoăn về việc da mụn nên rửa mặt bằng nước ấm hay lạnh thì tốt hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết về quá trình chăm sóc cho da mụn bằng việc lựa chọn nhiệt độ nước để rửa mặt.
Tác dụng khi rửa mặt bằng nước ấm và nước lạnh
Rửa mặt bằng nước ấm hay nước lạnh đều có tác dụng nhất định đối với da mặt của bạn. Tùy theo nền da cũng như tính chất, đặc điểm vấn đề mà da gặp phải, bạn sẽ cần lưu ý riêng trong quá trình chăm sóc, đặc biệt là bước làm sạch thông qua một số thông tin cần biết dưới đây.
Da mụn rửa mặt bằng nước ấm
Ưu điểm: Rửa mặt bằng nước ấm mang tới nhiều lợi ích với da mụn như giúp mở rộng lỗ chân lông, tạo điều kiện cho quá trình da sạch sâu. Khi lỗ chân lông mở thoáng, các bã nhờn và tế bào chết, dầu thừa trên da dễ dàng bị loại bỏ giúp da sạch sẽ và thông thoáng hơn. Quá trình này giúp ngăn chặn sự tích tụ tế bào chết và dầu, đồng thời giảm nguy cơ tạo nên mụn đầu đen hay mụn đỏ.
Nhược điểm: Đối với da mụn, nước ấm có thể gây kích ứng và khiến da khô hơn do việc loại bỏ dầu tự nhiên từ bề mặt da, từ đó dẫn tới tình trạng da bong tróc và mẩn đỏ. Chính khả năng có thể giúp mở lỗ chân lông của nước ấm này lại làm tăng nguy cơ viêm nhiễm nếu bạn không duy trì sự sạch sẽ.
Vì thế khi rửa mặt bằng nước ấm, bạn nên chọn nhiệt độ vừa phải để tận dụng hết ưu điểm và không làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da.
Rửa mặt bằng nước lạnh với nền da mụn
Ưu điểm
- Thu nhỏ lỗ chân lông: Lỗ chân lông to và dễ tắc nghẽn là vấn đề không chỉ da thường mà cả da mụn thường gặp. Việc tác động bởi nước lạnh có xu hướng làm se khít lỗ chân lông tạm thời từ đó giảm tắc nghẽn và giảm tích tụ dầu thừa, hỗ trợ da căng bóng hơn.
- Giảm sưng: Nước đá lạnh có thể cải thiện lưu lượng máu. Do đó, khi bạn rửa mặt với nước lạnh, chúng sẽ giảm sưng viêm, mang lại cảm giác sảng khoái hơn. Người có da mụn nên rửa mặt bằng nước lạnh để giảm mức độ da sưng tấy, viêm nhiễm, đặc biệt là xung quanh vùng mụn.
- Ngăn nếp nhăn hình thành: Da mụn rất dễ lão hóa và việc sử dụng nước lạnh cũng là cách để hạn chế điều này. Nước lạnh hỗ trợ tăng cường sản xuất collagen trong da, từ đó cải thiện kết cấu và độ đàn hồi của da. Nhiệt độ lạnh khiến mạch máu co lại, làm giảm sự xuất hiện của lỗ chân lông to, cùng các khuyết điểm như nếp nhăn.
Nhược điểm
- Đối với da mụn, việc sử dụng nước lạnh để rửa mặt có thể mang theo nhược điểm như giảm sự tạo dầu tự nhiên trên da. Việc loại bỏ dầu quá mức dẫn tới tình trạng da khô, kích thích tăng sản xuất dầu và tăng nguy cơ mụn nổi lên.
- Ngoài ra nước lạnh có thể làm cản trở quá trình làm sạch da mặt do nước lạnh làm cứng chất dầu và bã nhờn, khiển cho chúng khó được loại bỏ. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự tích tụ bã nhờn và các vi khuẩn gây mụn phát triển.
>> Quan tâm: 6 sữa rửa mặt Innisfree cho da dầu mụn nên dùng
Da mụn nên rửa mặt bằng nước ấm hay lạnh thì tốt?
Da mụn nên rửa mặt bằng nước ấm hay lạnh câu trả lời thích hợp nhất là áp dụng nguyên tắc trước ấm sau lạnh khi rửa mặt. Tức là bạn sẽ làm ướt da bằng nước ấm và rửa mặt xong sẽ rửa lại bằng nước lạnh. (theo bác sĩ Da liễu Bùi Thị Ân – Mega Gangnam chia sẻ).
Dùng nước ấm trước vừa giúp mở rộng lỗ chân lông, loại bỏ dầu thừa, bã nhờn tế bào chết vừa làm mềm da, tăng cường độ đàn hồi cho quá trình làm sạch da hiệu quả hơn. Bạn nên dùng nước ấm vừa phải, không dùng nước quá nóng.
Dùng nước lạnh sau sau khi rửa mặt để làm se khít lỗ chân lông, giảm sưng và kích thích tuần hoàn máu. Điều này giúp da săn chắc và giảm nguy cơ tắc nghẽn lỗ chân lông, giảm nguy cơ phát ban mụn. Nước lạnh cũng làm dịu da và giảm cảm giác đau rát, ngứa, nhất là những vùng da bị viêm nhiễm.
Như vậy với câu hỏi da mụn nên rửa mặt bằng nước ấm hay lạnh thì bạn đều sử dụng được cả hai loại nước này một cách cân đối để nhanh chóng làm giảm mụn, giữ da khỏe đẹp.
Quy trình rửa mặt đúng cách giảm mụn
Bạn có thể thực hiện quy trình rửa mặt cho da mụn đúng cách như sau:
- Làm ướt mặt với nước ấm: Rửa mặt bằng cách lấy một chút nước ấm làm ướt mặt, vỗ nhẹ để kích thích lỗ chân lông mở ra. Điều này giúp các chất hoạt hóa có trong sữa rửa mặt phát huy tốt công dụng làm sạch và bài trừ chất bẩn, cặn bã ra ngoài.
- Lấy sữa rửa mặt ra tay và tạo bọt: Lấy đủ một lượng sữa rửa mặt cho ra tay và xoa đều, đánh bông tạo thành nhiều bọt.
- Massage nhẹ nhàng: Thoa lượng bọt vừa tạo lên da, nhẹ nhàng massage da mặt từ 20-30 giây và dùng tay làm sạch bụi bẩn dầu thừa sót lại.
- Rửa sạch lại với nước lạnh: Kết thúc quá trình rửa mặt bằng việc sử dụng nước lạnh để rửa làm se lỗ chân lông, cho da thêm săn chắc. Sau đó, bạn dùng khăn mềm hoặc bông mềm thấm nước trên da, không lau bằng khăn khô ráp khiến da bị tổn thương.
Lưu ý, mặc dù quá trình chăm sóc da mụn tuân thủ theo nguyên tắc ấm trước lạnh sau, nhưng với mỗi nền da khác nhau, bạn cần chú ý cụ thể hơn về nhiệt độ nước rửa mặt.
– Da dầu, da hỗn hợp, da nhạy cảm nên rửa mặt với nước có nhiệt độ khoảng 35 độ C. Nhiệt độ này làm sạch hiệu quả lỗ chân lông trên mặt, dầu mỡ lẫn bụi bẩn mà không làm bỏng da.
– Da khô nên rửa mặt bằng nước lạnh bởi nếu rửa mặt bằng nước nóng sẽ khiến da càng khô hơn. Nước lạnh không có nghĩa là nước có nhiệt độ quá thấp. Vào mùa đông lạnh giá, bạn nên sử dụng nhiệt độ nước vừa phải đủ để da mặt cảm thấy dễ chịu.
>>Xem thêm: Cách lựa sữa rửa mặt cho da mụn lỗ chân lông to
Da mụn nên rửa mặt bằng nước ấm hay lạnh đã được bài viết chia sẻ giúp bạn định hình rõ nét hơn quá trình chăm sóc da mặt. Để biết thêm thông tin chi tiết về các giải pháp hỗ trợ khác liên quan, bạn vui lòng liên hệ 093 770 6666.