Tình trạng da mặt bị đỏ và nóng ảnh hưởng tới các hoạt động giao tiếp thường ngày nhưng không phải lúc nào bạn cũng biết rõ nguyên nhân vì sao. Để biết cách khắc phục vấn đề này, bài viết sau đây sẽ giúp bạn theo dõi.
Biểu hiện và nguyên nhân khi da mặt bị đỏ và nóng
Da mặt bị đỏ và nóng là một dấu hiệu đỏ tạm thời không tự nguyện của da, biểu lộ rõ trên mặt và cảm nhận. Đỏ mặt có thể kèm theo tình trạng nóng bừng ở vùng cổ hoặc ngực, do sự giãn nở các mạch máu dưới bề mặt da.
Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng da mặt bị đỏ, nóng bừng xảy ra như một phản ứng bình thường của cơ thể như tập thể dục cường độ cao, nhiệt độ nóng, uống nhiều rượu bia, trạng thái cảm xúc, tiền mãn kinh.. nhưng cũng có thể nó đang báo hiệu cho bạn một bệnh lý về da hoặc sức khỏe không ổn định nào đó.
Cụ thể:
Da đỏ và nóng do cơ địa
Ở một số người có cơ địa phản ứng với các yếu tố môi trường nên hiện tượng da mặt đỏ và nóng xuất hiện thường xuyên như:
- Luyện tập thể thao cường độ cao làm cho sắc da thay đổi
- Sử dụng đồ uống có cồn hoặc chất kích thích (rượu bia, thực phẩm kích thích khác).
- Ăn quá nhiều đồ cay nóng, trong khi cơ địa dễ bị ứng với các thực phẩm khác như hải sản, đồ nếp..
- Cảm xúc thay đổi đột ngột như buồn, khóc, xúc động mạnh.
- Thời tiết khiến da mặt biểu hiện ra bên ngoài như lúc lạnh quá mức, lúc nóng nực, độ ẩm cao..
Do bệnh lý
Yếu tố da mặt đỏ và nóng do cơ địa và tác động bên ngoài chỉ là một phần. Bạn có thể đang gặp các vấn đề da liễu như:
- Viêm da tiếp xúc: Da có biểu hiện đỏ, nóng rát, ngứa khi tiếp xúc với các chất dị ứng, kích ứng như lông thú, phấn hoa..
- Nấm: Da mặt đỏ và nóng khi bị nấm tấn công kèm theo biểu hiện bong tróc, tổn thương da.
- Viêm da tiết bã: Đây là một tổn thương trên da do tuyến bã nhờn bị rối loạn và sản sinh quá nhiều nấm men, triệu chứng điển hình là da nổi mẩn đỏ nóng rát, ngứa, tiết nhiều nhờn,
- Mề đay: Khi suy giảm miễn dịch bởi chức năng gan suy giảm, cơ thể bị viêm khi tiếp xúc với các yếu tố bên ngoài cũng là nguyên nhân khiến da mặt bị đỏ và nóng.
- Hội chứng đỏ mặt rosacea: Hội chứng khiến da nóng bừng, đỏ xuất hiện thời gian lâu hơn có thể thấy các mạch máu.
Một số tác nhân khác
- Tác dụng phụ của thuốc: Yếu tố tác động không nhỏ khiến da bị đỏ và nóng thường do điều trị bệnh dùng thuốc kháng sinh, thuốc niacin, thuốc giãn mạch. Bạn nên trao đổi với bác sĩ để tìm thuốc phù hợp hơn với cơ địa.
- Hội chứng carcinoid: Xuất hiện khi khối u sinh ra hoocmon làm thay đổi các mạch máu, lúc này da cũng trở nên nóng, đỏ hơn bình thường.
- Một số tác nhân như da bị bỏng nắng, bỏng hóa chất, bỏng tăng thân nhiệt.. đều khiến da đỏ và nóng hơn bình thường.
Da mặt bị đỏ và nóng có gây nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia, hiện tượng da mặt bị đỏ và nóng bừng có nguy hiểm không sẽ tùy theo nguyên nhân gây ra. Thực tế, có nhiều trường hợp da mặt nóng bừng và đỏ là do cơ địa có hệ tuần hoàn máu hoạt động mạnh mẽ hơn so với người khác, họ dễ bị kích thích từ các hormone và yếu tố bên ngoài nên sẽ không quá nghiêm trọng tới sức khỏe.
Một số trường hợp về sinh lý thông thường, bạn có thể áp dụng cách kiểm soát sau đây:
- Uống thật nhiều nước lọc (2 lít một ngày) để nhiệt độ cơ thể ổn định.
- Tạm ngưng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc các hóa chất, nghỉ ngơi ở không gian mát mẻ.
- Nếu đang dùng mỹ phẩm mà mặt bị đỏ và nóng bừng đột ngột, bạn nên tẩy trang để tránh nguyên nhân kích ứng, loại bỏ chúng ra khỏi làn da.
- Ngưng sử dụng yếu tố kích thích rượu bia, thuốc lá, thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da đang sử dụng.
>> Xem thêm: 10+ Thuốc trị viêm da tiết bã ở mặt hiệu quả cao
Cách điều trị tình trạng da mặt đỏ và nóng bừng
Xử lý triệu chứng da mặt đỏ và nóng bừng phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây ra nó. Nếu là nguyên nhân sinh lý thì bạn sẽ chỉ cần thay đổi tác nhân gây bệnh, nhưng nếu chúng kéo dài đi kèm các dấu hiệu khác thì nên thăm khám và điều trị trực tiếp bởi bác sĩ.
Điều trị tại nhà
Điều trị tình trạng da mặt đỏ, nóng tại nhà chủ yếu sử dụng các nguyên liệu có sẵn trong gia đình. Bạn có thể chọn chườm đá lạnh, đắp mặt nạ dưa leo, sữa chua, nha đam.. để làm dịu da, giảm kích ứng đồng thời trên mặt.
Điều trị bằng thuốc
Đối với các tổn thương trên da mặt nghiêm trọng hơn, việc sử dụng nguyên liệu tự nhiên để điều trị không còn thích hợp, bạn cần đến sự can thiệp các loại thuốc cụ thể.
Một số loại thuốc dùng để điều trị da mặt đỏ và nóng bao gồm các loại thuốc kháng histamin giảm triệu chứng nổi mẩn đỏ và ngứa, thuốc chứa corticoid với tác dụng chống viêm, chống nhiễm trùng. Các loại thuốc này chủ yếu được kê dạng bôi ngoài da. Hoặc với trường hợp da có biểu hiện viêm, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các thuốc chống viêm không steroid, kháng sinh hoặc giảm đau nếu cần..
Da mặt bị đỏ và nóng sẽ không có gì quá nghiêm trọng nếu bạn hạn chế các tác nhân gây hại cho da và duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt đều đặn. Để biết thêm thông tin hữu ích từ chuyên gia về các thông tin chăm sóc sức khỏe khác, bạn vui lòng liên hệ 093 770 6666.